6 Tây Nguyên
1.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam
Nghèo đói là một hiện tợng kinh tế - xã hội, vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của phát triển mà quốc gia nào cũng vấp phải. Vấn đề này đụng chạm trực tiếp tới cuộc sống của con ngời từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề XĐGN, chúng ta cần phải xác định đúng những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo. ở nớc ta, nhiều cơ quan nhà nớc, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ và nhiều cá nhân đã cố gắng luận giải các nguyên nhân ảnh hởng đến đói nghèo. Có thể khái quát những nguyên nhân chính gây ra nghèo đói ở nớc ta trong thời gian qua nh sau:
- Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên- xã hội và nguồn lực hạn chế:Đó là khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp và hậu quả của chiến tranh.
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi là lực cản rất lớn đến hoạt động kinh tế của ngời nghèo, là một trong những nguyên nhân dẫn tới nghèo đói. Tại những vùng khí hậu khắc nghiệt nh các tỉnh miền núi, biên giới ở miền bắc, miền trung nớc ta, thờng xuyên xảy ra thiên tai, vì vậy, tỷ lệ nghèo đói th- ờng cao hơn những vùng khác.Tình trạng thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 2 tháng, chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lũ lụt, hạn hán, ớc tính mỗi năm có trên 1 triệu lợt ngời thiếu ăn (200.000 đến220.000 lợt hộ), chiếm khoảng 5% hộ nghèo. Hiện nay còn khoảng 500.000 hộ nghèo sống trong nhà tạm, tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhng giá trị thấp, hầu hết hộ
nghèo ĐTIN ở vùng sâu, vùng biên giới tài sản chỉ ở mức 1 triệu đến 2 triệu đồng. Không ít số hộ đang sống bên ngỡng nghèo và có nguy cơ dễ lún sâu vào nghèo đói bởi họ rất dễ bị tác động từ các yếu tố rủi ro nh thiên tai, địa hình phức tạp... Thực tiễn đó đòi hỏi việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả thiên tai phải đợc xem là một phần quan trọng của quá trình xóa đói giảm nghèo.
Các hộ nghèo thờng có rất ít đất đai và tình trạng không có đất sản xuất ngày càng gia tăng. Năm 1993 khoảng 8% hộ nông dân không có đất sản xuất, năm 1998 số hộ này khoảng 9%, và đến năm 2002 là 11%, tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2005, và tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (39%), Đông Nam Bộ (31%), Duyên Hải Miền Trung (9%). Thiếu đất sản xuất ảnh h- ởng đến việc bảo vệ an ninh lơng thực của ngời nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất, hớng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Hiện nay, đa số ngời nghèo thờng sản xuất tự cung tự cấp; phơng thức sản xuất lạc hậu nên giá trị sản phẩm và năng suất thấp, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trờng; do vậy, tình trạng này đa họ vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Bên cạnh đó, đa số ngời nghèo cha có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nh khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng, bảo vệ động thực vật. Nhiều yếu tố đầu vào sản xuất nh điện, nớc, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. Ngời nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới. Trong thời đại ngày nay việc các hộ nghèo thiếu các thông tin, đặc biệt là các thông tin về pháp luật, chính sách và thị trờng, đã làm cho ngời nghèo ngày càng trở nên nghèo hơn.
Nghèo đói ở nớc ta còn do gánh nặng hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề. Môi trờng sống bị hủy hoại do bom đạn tàn phá, đặc biệt các chất độc màu da cam, đi-ô- xin do đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã để lại những di chứng nặng nề về môi trờng và con ngời. Hơn 4,5 triệu ngời bị thơng tật, trên 300.000 trẻ em mồ côi và hàng nghìn nạn nhân bị ảnh hởng chất độc màu da cam... Đây là nhóm dân c bị thiệt thòi và thờng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dễ bị rơi vào tình cảnh đói nghèo. Không một tỉnh, thành phố nào không gánh chịu và phải giải quyết hậu quả do chiến tranh để
lại. Việc giải quyết hậu quả này không thể một sớm một chiều, mà phải mất nhiều thập kỷ.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan thuộc về ngời nghèo: Nh thiếu kiến thức sản xuất, không có việc làm, đông con, thiếu lao động, mắc tệ nạn xã hội, lời lao động, tập quán lạc hậu, tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nớc...
Những ngời nghèo là những ngời có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm đợc việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu nh chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tơng lai để thoát cảnh đói nghèo. Việc thiếu kiến thức sản xuất của các hộ nghèo phấn lớn do trình độ văn hóa của chủ hộ thấp và mù chữ (15, 2%); hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông- lâm - ng nghiệp (92%); không có chuyên môn kỹ thuật (96,3%), tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của cả nớc khoảng 25,5% nhng phần lớn thuộc nhóm hộ không nghèo [17, tr.14]. Qua kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số ngời nghèo, tỷ lệ số ngời cha bao giờ đi học chiếm 12%; tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm 37%. Con em các gia đình nghèo chỉ theo học ở bậc tiểu học, nếu có học tiếp ở bậc trung học cơ sở thì tỷ lệ bỏ học rất cao, nhất là trẻ em gái vùng đồng bào DTIN, miền núi biên giới. Một thực tế hiện nay là chi phí cho giáo dục đào tạo đối với ngời nghèo còn lớn; chất lợng giáo dục mà ngời nghèo tiếp cận đợc còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vơn lên thoát nghèo. Đây là điều đáng lo ngại và cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng ảnh hởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói và quy mô hộ gia đình lớn kéo theo tỷ lệ ngời ăn theo cao. Tỷ lệ sinh trong các hộ nghèo thờng rất cao: Năm 1998, số con bình quân trên một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Tỷ lệ ngời ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất [12, tr.24]. Do đông con nên thiếu lao động. Đây là nguyên nhân nghèo đói của những gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong tình trạng "ngời làm thì ít, ngời ăn thì nhiều". Do thiếu lao động hay ít lao động, nguồn thu nhập không đáp ứng những nhu cầu hằng ngày của số đông ngời trong gia đình. Bên cạnh đó, nhiều gia đình thiếu lao động còn vì hoàn cảnh gia đình thuộc diện chính sách nh gia đình thơng binh, liệt sỹ, gia đình có ngời tàn tật, phụ nữ góa bụa.
Sức khỏe của ngời Việt Nam trong thập kỷ qua đã đợc cải thiện, song tỷ lệ ngời nghèo mắc các bệnh thông thờng vẫn còn khá cao. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là chi phí cho việc khám, chữa bệnh. Do vậy, đây là gánh nặng đối với ngời nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mợn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho ngời nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo.
Một bộ phận không nhỏ ngời nghèo, xã nghèo vẫn còn t tởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nớc, cha chủ động vơn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó ở một số vùng nghèo, đặc biệt là vùng sâu, vùng đồng bào DTIN, vùng biên giới, phong tục tập quán còn lạc hậu nh tổ chức ma chay, cới xin linh đình kéo dài 3 đến 5 ngày, tập quán canh tác, chăn nuôi lạc hậu, cha biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những nguyên nhân này đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói, nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách: Đây là nhóm nguyên
nhân có ảnh hởng khá mạnh mẽ đến tình trạng nghèo của cả nớc nói chung, của các địa phơng nói riêng. Nhóm nguyên nhân này đợc thể hiện qua: Các chủ trơng, chính sách còn thiếu, không đồng bộ, nhất quán hoặc việc thực hiện các chủ trơng chính sách còn yếu kém, dàn trải... Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nớc ta đã đa ra nhiều chủ trơng, chính sách về XĐGN nh chính sách đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo, xã nghèo; chính sách khuyến khích sản xuất; chính sách về tín dụng, y tế, giáo dục... Tuy nhiên tác động của những chính sách này tới ngời nghèo còn nhiều hạn chế. Trong nhóm nguyên nhân này còn có tình trạng ngân sách nhà nớc cho các dự án, chơng trình XĐGN bị một số cán bộ, lãnh đạo bớt xén, sử dụng không đúng mục đích. Vì vậy, hiệu quả của chính sách rất hạn chế, ảnh hởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nớc.
Việc phân loại các nhóm nguyên nhân trên là có tính tơng đối. Thông thờng các nguyên nhân đan xen và tác động lẫn nhau tạo thành cái bẫy của sự nghèo khổ. Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ Lao Động- Th- ơng binh và Xã hội, nguyên nhân nghèo đói là do:
- Thiếu vốn sản xuất: 79%; - Thiếu kiến thức sản xuất: 70%; - Thiếu thông tin về thị trờng: 35%; - Thiếu đất sản xuất: 29%;
- ốm đau, bệnh tật: 32%; - Đông con: 24%;
- Không tìm đợc việc làm: 24%; - Rủi ro: 5,9%;
- Gia đình có ngời mắc tệ nạn xã hội: 1% [17, tr.15].
Thông thờng một hộ nghèo chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, ít có trờng hợp chỉ đơn nhất một nguyên nhân. Vì vậy, muốn XĐGN có hiệu quả trớc hết cần xác định đợc nguyên nhân để từ đó đa ra các giải pháp, có những giải pháp trớc mắt và giải pháp lâu dài, có nh vậy kết quả XĐGN mới có tính bền vững.
Chơng 2
Thực trạng nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh Lào Cai