Những quan điểm cơ bản của Đảng và chủ trơng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về đổi mới giáo dục phổ thông (1991 1996)

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 (Trang 27 - 36)

Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nớc có nhiều diễn biến phức tạp, điều đó đã tác động không nhỏ đến sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nớc nói chung, đổi mới GDPT nói riêng ở nớc ta.

ở trong nớc, “sau hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đổi mới đã đạt đợc những thành tựu bớc đầu rất quan trọng” [19, tr.49]. Mặc dù nớc ta cha ra khỏi khủng hoảng KT - XH, song “mức độ khủng hoảng đã giảm bớt” [19, tr.49].

Trên phạm vi thế giới, hệ thống các nớc XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã và đang lâm vào “cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng nhất từ trớc đến nay” dẫn đến sự sụp đổ. Đây là một tổn thất to lớn và ảnh hởng mạnh mẽ đối với nớc ta. Tuy nhiên, CNXH lâm vào thoái trào, song điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài ngời vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa t bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Nhân loại chuẩn bị bớc vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh tri thức, từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế dựa vào trí tuệ con ngời. Khoa học và công nghệ trở thành lực l- ợng sản xuất trực tiếp làm thay đổi sâu sắc bộ mặt thế giới. Những thành tựu của khoa học công nghệ thể hiện ở các lĩnh vực Internet, công nghệ Nanô, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ đã đặt ra những yêu cầu mới…

đối với GD - ĐT ở nớc ta.

Mặt khác, một số nớc trên thế giới và trong khu vực, có hoàn cảnh tơng tự nh nớc ta, đã bớc vào giai đoạn mới của tiến bộ khoa học công nghệ và đang chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực mới của quốc tế về chất lợng nhằm tạo cơ sở cho việc cạnh tranh kinh tế, thì nớc ta trình độ của lực lợng sản xuất và khoa học công nghệ còn thuộc loại thấp nhất trong nhóm các nớc chậm phát triển, nhiều vấn đề xã hội khá gay gắt đang đòi hỏi phải

giải quyết. Tình hình đó đã đặt nớc ta đứng trớc tình trạng ngày càng có nguy cơ “tụt hậu” trớc đà phát triển giáo dục của thế giới (Xem phụ lục 3).

Đánh giá đúng đắn thực trạng giáo dục Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, phục vụ đắc lực mục tiêu, chiến lợc phát triển KT - XH của đất nớc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991) của Đảng đã khẳng định giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ “là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con ngời, động lực trực tiếp của sự phát triển” [19, tr.121] và “đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đa đất nớc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vơn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [19, tr.79]. Do đó, mục tiêu GD - ĐT là:

Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nớc, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trờng đào tạo thế hệ trẻ theo hớng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần [19, tr.81].

Quan điểm trên của Đảng thể hiện rõ sự đổi mới về t duy giáo dục. Trớc đây, các quan điểm của Đảng và Nhà nớc đều coi trọng sự nghiệp GD - ĐT, song thực tế nhiều khi GD - ĐT chỉ đợc xem là phúc lợi xã hội, là khu vực phi sản xuất, là gánh nặng cho kinh tế. Nhng nay, Đảng ta đã xác định rõ GD - ĐT là một động lực trực tiếp của sự phát triển, phải đợc xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nguồn lực con ngời - mục tiêu, chiến lợc phát triển của đất nớc.

Riêng về GDPT, báo cáo chính trị nêu rõ nhiệm vụ là:

Tập trung thực hiện chơng trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ; phát triển cấp II, cấp III phù hợp với yêu cầu và

điều kiện của nền kinh tế. Củng cố và phát triển trờng phổ thông cho trẻ em khuyết tật Tăng c… ờng đầu t cho giáo dục ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng các trờng nội trú, quy hoạch đào tạo cán bộ và trí thức ngời dân tộc [19, tr.82].

Để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, ngày 12 - 8 - 1991, Quốc hội nớc Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học và Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Đây là bộ luật mở đầu về công tác giáo dục ở nớc ta. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ XI, Quốc hội khóa VIII thông qua Hiến pháp nớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) một lần nữa khẳng định GD - ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhà nớc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài; Nhà nớc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chơng trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng; Nhà nớc u tiên đầu t cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu t khác đồng thời Nhà nớc mở rộng giao lu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa, thông tin, văn học, nghệ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao.

Hiến pháp 1992 đã tạo cơ sở pháp lý cho ngành GD - ĐT dựa vào để hoạch định chính sách ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn trớc mắt cũng nh lâu dài.

Quán triệt sâu rộng mục tiêu giáo dục và đào tạo do Đại hội VII của Đảng đề ra, Hội nghị Ban chấp hành Trung ơng Đảng lần thứ 4 (khóa VII) – tháng 1 - 1993, lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, đã ra một Nghị quyết chuyên đề“Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD - ĐT”. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị, tổng Bí th Đỗ Mời nhấn mạnh:

Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chăm lo đến việc “trồng ngời” “vì lợi ích trăm năm” của đất nớc, của dân tộc”. Hơn 40 năm qua ngành giáo dục đào tạo đã góp phần chủ yếu vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài [21, tr.8].

Do đó, “Giáo dục và đào tạo phải đợc xem là quốc sách hàng đầu là…

chìa khóa để mở cửa tiến vào tơng lai” [21; tr.8]. “Những mục tiêu của sự nghiệp giáo dục là rất lớn lao và cao cả. Vấn đề đặt ra là Đảng ta cần có chủ trơng, chính sách đúng đắn” [21, tr.11].

Hội nghị đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo cho quá trình đổi mới sự nghiệp GD - ĐT:

Thứ nhất, GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu KT - XH, xây dựng và bảo vệ đất nớc. Phải coi đầu t cho giáo dục là một việc chính của đầu t phát triển.

Thứ hai, mục tiêu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, đào tạo những con ngời có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp Mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất l… ợng, hiệu quả giáo dục gắn học với hành, tài với đức.

Thứba, gắn chặt yêu cầu phát triển đất nớc và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

Thứ t, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Ngoài 4 quan điểm chỉ đạo trên, Nghị quyết Trung ơng 4 (khóa VII) còn đề ra các chủ trơng, chính sách và biện pháp lớn nhằm đổi mới sự nghiệp GD - ĐT. Riêng về GDPT, Nghị quyết nêu rõ:

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân nh: Củng cố các trờng công, không mở trờng lớp t thục ở GDPT. Khuyến khích tự học, bảo đảm cho mọi công dân trong khuôn khổ pháp luật có quyền đợc học, đợc thi, đợc chọn trờng, chọn nghề, đợc học tập ở trong nớc và đi học ở nớc ngoài.

- Sắp xếp lại hệ thống các trờng nhằm nâng cao hiệu quả đầu t, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Hình thành từng bớc các trờng lớp trọng điểm có chất lợng cao, mở rộng hệ thống trờng, lớp năng khiếu ở phổ thông.

- Phấn đấu đến năm 2000 thanh toán nạn mù chữ ở ngời lao động trong độ tuổi từ 15 - 35, tích cực thu hẹp diện ngời mù chữ ở độ tuổi khác, hoàn thành PCGDTH trớc hết đối với trẻ em trong độ tuổi 6 - 14. Đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục cấp II, nhất là ở các đô thị.

- Hình thành bậc trung học mới nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên và đa số tốt nghiệp có thể vào đời. Giáo dục kỹ năng lao động và hớng nghiệp cho học sinh phổ thông theo hình thức liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp.

- Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chơng trình, kế hoạch, nội dung, ph- ơng pháp GD - ĐT cụ thể đối với học sinh từng bậc học, cấp học. Đặc biệt chú trọng giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trờng, đời sống, rèn luyện thể chất cho học sinh. Mở rộng dạy học ngoại ngữ, tin học, thực hiện tốt chơng trình giáo dục quốc phòng.

- Đổi mới phơng pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, gắn nhà trờng với xã hội. áp dụng phơng pháp giáo dục hiện đại để bồi dỡng cho học sinh năng lực t duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, chú ý bồi dỡng cho học sinh có năng khiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Củng cố và phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn. Thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng xa sút về GDPT ở miền núi; coi trọng công tác đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số từ Trung ơng đến địa phơng.

- Không ngừng tăng cờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với sự nghiệp giáo dục. Nhà nớc ban hành hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và xây dựng kế hoạch chơng trình cụ thể nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ về GDPT. Tăng dần tỷ trọng chi trong ngân sách cho giáo dục, huy động các nguồn đầu t trong nhân dân, sự viện trợ của các tổ chức quốc tế để phát

triển GDPT. Thực hiện miễn học phí ở bậc tiểu học, quy định diện đợc miễn giảm học phí, xóa bỏ những khoản đóng góp tùy tiện không hợp lý.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phát triển sự nghiệp GDPT theo phơng châm “Nhà nớc và nhân dân cùng làm”; xây dựng môi trờng giáo dục gia đình, nhà trờng và xã hội.

- Chú trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nh: Thực hiện chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với giáo viên; u đãi tiền lơng, phụ cấp đối với những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi; thực hiện tốt công tác sắp xếp giáo viên theo chức danh và tiêu chuẩn; kết hợp đào tạo giáo viên mới với bồi dỡng thờng xuyên giáo viên đang làm việc.

- Tăng cờng công tác đổi mới quản lý GDPT nh xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các tỉnh, thành phố, các quận huyện về công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức và cán bộ, tài chính, thanh tra và kiểm tra.

Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và một số chủ trơng, chính sách, biện pháp lớn nhằm đổi mới sự nghiệp GDPT nêu trên, cần phải đợc thấm nhuần trong các yếu tố, các mặt của giáo dục. Quán triệt tinh thần đó, một số Thông t, Quyết định, Chỉ thị của Nhà nớc và Bộ Giáo dục (Xem phụ lục 1), tiếp tục triển khai sâu rộng, đa sự nghiệp giáo dục nớc nhà không ngừng đi lên.

Thực hiện chủ trơng về đổi mới GDPT của Trung ơng Đảng, sau khi căn cứ vào đặc điểm tình hình phát triển KT - XH, cũng nh xuất phát từ thực trạng GDPT trên địa bàn tỉnh, sau tái lập, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã nhanh chóng đề ra những chủ trơng, biện pháp kịp thời nhằm tiếp tục đổi mới sự nghiệp GDPT trong giai đoạn mới.

Trớc hết với ý thức trách nhiệm cao, trên tinh thần: “Đổi mới, đoàn kết, tiến lên”, Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XI (3 - 1992) đã nêu

rõ phơng hớng, mục tiêu GDPT đến năm 1995 là: “Giáo dục phổ cập tiểu học năm 1995 đạt 95%, thanh toán nạn mù chữ đạt 95% so với tổng số ngời mù chữ” [88, tr.204]. Trên cơ sở đó, nghị quyết Đại hội đã nêu ra một số chủ tr- ơng và giải pháp về đổi mới GDPT trong thời gian tới nh:

- Các ngành, các cấp, nhân dân và các gia đình trong tỉnh phải bằng mọi cách chăm lo cho nền giáo dục phát triển, cho con em mình đợc học hành “để con hơn cha là nhà có phúc”. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh, của xã hội, của gia đình. Muốn xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu để dân giàu, nớc mạnh thì phải không ngừng nâng cao dân trí.

- ổn định và nâng cao chất lợng GD - ĐT là mục tiêu quan trọng của toàn ngành giáo dục. Các trờng phổ thông phải thờng xuyên bồi dỡng để nâng cao kiến thức; công tác quy hoạch đào tạo và bồi dỡng cho con em dân tộc ở các trờng phải đợc trang bị kiến thức vững vàng, trên cơ sở đó tạo nguồn đào tạo cán bộ có trình độ đại học và trên đại học cho sau này.

- Học sinh từ lớp 6 trở lên ở thị xã, thị trấn phải đợc học ngoại ngữ. Kết thúc năm học, học sinh giỏi cần đợc khen thởng bằng vật chất.

- Tiếp tục xây dựng trờng lớp vững chắc, có đủ bàn ghế là 75% trên tổng số trờng với phơng châm lấy dân là chính, nơi quá khó khăn ngân sách hỗ trợ một phần để nhân dân và Nhà nớc cùng làm.

- Tăng cờng công tác đào tạo giáo viên theo địa chỉ, chú trọng địa bàn là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, đa kỹ thuật làm nông nghiệp, thơng nghiệp dạy cho học sinh. Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12 giáo dục thêm kiến thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình.

- Tạo mọi điều kiện để giúp đỡ trẻ em nghèo có điều kiện đi học, nhất là con em vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Những thầy cô

giáo dạy giỏi và quản lý trờng, lớp giỏi sẽ đợc khen thởng bằng vật chất khi kết thúc năm học và đợc xét nâng lơng sớm [27, tr.25].

Có thể nói, những chủ trơng, giải pháp về đổi mới GDPT đợc Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XI thông qua đợc coi là sự đổi mới mạnh mẽ trong nhận thức về giáo dục ngay sau khi tỉnh mới đợc tái lập. Đây là sự mong mỏi của ngành giáo dục, của những thầy cô giáo và các em học sinh từ rất lâu. Nêu cao tinh thần đó, tiếp tục quán triệt những nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ơng 4 (khóa VII) của Đảng, trong 3 ngày từ 17 đến 19 -

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 (Trang 27 - 36)