Xây dựng hệ thống trờng, lớp đa dạng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 (Trang 38 - 42)

Là một tỉnh miền núi có 2 huyện, 46 xã vùng cao, hàng chục xã vùng sâu, nhiều xã vùng lòng hồ, dân c tha thớt , nhằm triển khai, thu hút hơn nữa…

học sinh đến trờng, ngành GD - ĐT tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực và cụ thể nh đa trờng về gần dân, mở các lớp đầu cấp tại thôn bản, mở cụm lớp tại khu vực trung tâm xã.

Mở rộng hệ thống trờng lớp ghép tại những chòm, xóm, bản để thu hút học sinh đồng thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Đây là giải pháp tình thế trớc mắt. Mặc dù vậy, từ 5 lớp ghép thực nghiệm tại Đà Bắc (năm 1991) với 98 học sinh, đến năm học 1995 - 1996 toàn tỉnh Hòa Bình đã có 232 lớp với tổng số 4949 học sinh [72, tr.4].

Các loại hình trờng lớp tiếp tục mở rộng nh loại trờng Trung học bán công và các lớp bán công tại các trờng THPT. Hệ thống trờng liên cấp II, III ở

khu vực xa trung tâm huyện đợc phát triển để thu hút học sinh vào học THPT. Năm học 1995 - 1996 đã có 9 trờng liên cấp với gần 5000 học sinh.

Trong giai đoạn 1991 - 1996, do tích cực đa dạng hóa các loại hình tr- ờng, lớp, quy mô, số lợng học sinh các bậc học phổ thông ở Hòa Bình đã không ngừng phát triển. Điều này thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 1.2. Số phòng học phổ thông (giai đoạn 1991 - 1996) [89, tr.377].

Đơn vị: phòng Trong đó Tiểu học (cấp 1) Phổ thông (cấp I - II) PTCS (cấp II) PTTH (cấp II - III) 1991 - 1992 1.977 1.394 137 289 148 1992 - 1993 3.409 1.453 1.453 349 154 1993 - 1994 3.619 1.537 1.405 450 227 1994 - 1995 3.712 1.580 1.438 409 285 1995 - 1996 3.734 1.523 1.455 549 207

Bảng 1.3. Số lớp học phổ thông (giai đoạn 1991 - 1996) [89, tr.377].

Đơn vị: Lớp Năm học Tổng số Trong đó Tiểu học THCS THPT 1991 - 1992 5.246 3.882 1.140 244 1992 - 1993 5.589 4.078 1.224 287 1993 - 1994 6.141 4.723 1.200 218 1994 - 1995 6.243 4.863 1.162 218 1995 - 1996 6.549 5.025 1.277 247

Bảng 1.4: Số lợng học sinh phổ thông (giai đoạn 1991 - 1996) [89, tr.377].

Đơn vị: Ngời

Năm học Tổng số Trong đó

Tiểu học THCS THPT

1991 - 1992 129.269 99.117 25.173 4.9791992 - 1993 142.916 108.818 28.169 5.929 1992 - 1993 142.916 108.818 28.169 5.929

1993 - 1994 157.967 120.210 30.367 7.3901994 - 1995 167.934 124.155 35.430 8.349 1994 - 1995 167.934 124.155 35.430 8.349 1995 - 1996 184.030 128.129 45.374 10.527

Qua 3 bảng thống kê trên cho thấy, số lớp học có tăng đều qua các năm nhng mức độ tăng còn thấp. Đây là kết quả của việc xây dựng hệ thống trờng, lớp đa dạng, phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân.

Bên cạnh đó, số phòng học trong các năm học từ 1993 đến 1996 có sự dao động ở các bậc học: Tiểu học, Phổ thông cơ sở (cấp II) và Phổ thông trung học (cấp II - III). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên quá nhanh về số lợng học sinh, trong khi đó, kinh phí giành cho xây dựng trờng lớp lại thấp cũng nh việc triển khai xây dựng trờng, lớp kiên cố còn chậm. Cho nên sự thiếu hụt về phòng học đợc xây dựng kiên cố vẫn còn và số phòng đợc xây dựng bằng tranh tre, nứa lá còn nhiều và xuống cấp nghiêm trọng tập trung chủ yếu ở những nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ và nơi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Mặt khác, điều dễ nhận thấy là số lợng học sinh không ngừng tăng lên hàng năm, từ 1991 - 1995, số học sinh tăng 1,5 lần, trong khi đó số lợng lớp, số phòng học và số lợng thầy cô giáo không tăng kịp với số lợng học sinh. Đây là một mâu thuẫn trong việc chỉ đạo công tác giáo dục cha đồng bộ, cần phải rút kinh nghiệm và nhanh chóng, kịp thời đa ra các giải pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những bất cập trên.

Cùng với việc mở rộng quy mô, số lợng GDPT, công tác PCGD TH - CMC trên địa bàn tỉnh đợc đẩy mạnh. Sau khi tái lập tỉnh (10 - 1991), Sở GD - ĐT tỉnh Hòa Bình đã điều tra, khảo sát và thống kê toàn tỉnh có gần 20.000 ngời, từ 15 - 35 tuổi mù chữ. Số lợng này chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, vùng cao và vùng sâu.

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XI, tỉnh ủy Hòa Bình xây dựng kế hoạch 02 chuyên về củng cố, đổi mới và phát triển sự nghiệp GD - ĐT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác PCGDTH - CMC và coi đây là

nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ trong giai đoạn 1991 - 2000. Nghị quyết đã khẳng định: “muốn xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu để dân giàu nớc mạnh, chỉ có thể đạt đợc bằng không ngừng nâng cao dân trí” [27, tr.25].

Nghị quyết Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu là hoàn thành PCGDTH - CMC trớc năm 1997. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 14 - CT/UB, ngày 10 - 5 - 1994, về việc thành lập ban chỉ đạo công tác PCGDTH - CMC và nhanh chóng đi vào tổ chức, thực hiện nên đạt đợc thành tựu to lớn. Đến 10 - 1995, toàn tỉnh có 9 - 10 huyện, thị, 203/213 xã, phờng hoàn thành PCGDTH - CMC, đạt tỷ lệ 95%. Tỷ lệ học sinh bỏ học, thất học chỉ còn dới 2%. Toàn tỉnh huy động đợc 95% số trẻ trong độ tuổi lớp 1 đến trờng, 18.000 ngời đến các lớp xóa mù chữ [57, tr.207 - 208]. Năm học 1993 - 1994; ngành GD - ĐT tỉnh Hòa Bình đợc Bộ GD - ĐT xếp thứ nhất về công tác Giáo dục các tỉnh miền núi và đứng thứ 8 trong 53 tỉnh, thành. Năm học 1994 - 1995, Hòa Bình tiếp tục đứng thứ nhất các tỉnh miền núi và đứng thứ 2 trong 53 tỉnh, thành [88, tr.252 - 253] và đợc công nhận là tỉnh đạt tiêu chuẩn PCGDTH - CMC. Đây là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành GD - ĐT dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hòa Bình và sự phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện giữa các cơ quan ban ngành cũng nh sự đóng góp, hởng ứng của toàn dân trong công tác phát triển giáo dục.

Qua 4 năm thực hiện PCGDTH - CMC, đảng bộ Hòa Bình đã rút ra một số kinh nghiệm quý báu nh:

Một là, phải luôn đặt công tác PCGD - CMC thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ và chính quyền các cấp, coi đó là chìa khóa để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, từng bớc đẩy lùi đói nghèo. Nhiệm vụ PCGD - CMC phải đợc ghi trong Nghị quyết của các cấp ủy đảng, trong ch- ơng trình, kế hoạch của các cấp chính quyền.

Hai là, phải có quy chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực l- ợng xã hội mà ngành GD - ĐT là nòng cốt.

Ba là, phải gắn công tác PCGDTH - CMC vào các chơng trình phát triển KT - XH, làm cho ngời học thấy đợc hiệu quả, tác dụng của việc học đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt chú trọng việc ứng dụng những điều đã học vào việc phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

Bốn là, phải có cơ chế, chính sách cho ngời dạy và học, khuyến khích, động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác PCGDTH - CMC. Tạo điều kiện cho ngời học đợc u tiên vay vốn, đợc cấp sách vở, tài liệu. Ngời dạy đợc khen thởng, có phụ cấp xóa mù chữ. Đơn vị hoàn thành PCGDTH - CMC có phần thởng lớn (huyện, thị là trên 10 triệu), u tiên kinh phí để xây dựng trờng, lớp.

Năm là, phải có bộ máy tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ, lấy quy mô nhỏ là chính, phát huy tính tích cực, tự giác, kết hợp với biện pháp hành chính để thực hiện luật PCGDTH.

Từ những kinh nghiệm rút ra nêu trên, có thể nói công tác PCGDTH - CMC đã đặt nền tảng vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài của Đảng bộ tỉnh. Với những kết quả to lớn đã đạt đợc là một niềm tự hào. Song, Đảng bộ cũng xác định công việc tr- ớc mắt còn nặng nề, cần phải có sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa để từng bớc đa sự nghiệp giáo dục của tỉnh không ngừng đi lên.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 (Trang 38 - 42)