Tăng cờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 (Trang 47 - 51)

Xây dựng chi bộ trong trờng học và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng là chủ trơng đúng đắn của đảng bộ tỉnh Hòa Bình. Chính vì vậy, ngay sau khi sở GD - ĐT Hòa Bình mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/1991, thờng vụ tỉnh ủy đã ra quyết định thành lập Ban cán sự Đảng GD - ĐT.

Thực hiện tốt chức năng của mình, ban cán sự phối hợp với lãnh đạo sở GD - ĐT tích cực tham mu cho tỉnh ủy và phối hợp với các huyện ủy, thị ủy để phát triển Đảng trong ngành đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo của tỉnh ủy. Ban cán sự thờng xuyên báo cáo, xin ý kiến thờng trực tỉnh ủy về các chủ tr- ơng xây dựng, phát triển sự nghiệp GD - ĐT của địa phơng, các nhận định, đánh giá của tỉnh ủy về công tác GD - ĐT hàng năm.

Qua 5 năm từ 1991 - 1996, Ban cán sự và lãnh đạo Sở GD - ĐT đã tham mu để Tỉnh ủy ra Nghị quyết 02 chuyên về củng cố, đổi mới và phát triển GD - ĐT, cụ thể hóa Nghị quyết lần thứ 4 ban chấp hành đảng bộ khóa XI. Lãnh đạo sở đã tham mu để HĐND tỉnh ra Nghị quyết 09 về GD - ĐT và UBND tỉnh ra Nghị quyết 66 và 650 về ban hành một số chính sách của địa phơng đối với GD - ĐT.

Bên cạnh đó, ngành GD - ĐT luôn đợc lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND thờng xuyên chăm lo, chỉ đạo, động viên khuyến khích và góp ý thẳng thắn trong những dịp tổng kết năm học. Đồng thời, các phòng GD - ĐT huyện, thị cũng hết sức tranh thủ sự lãnh đạo trực tiếp, sâu sát của cấp ủy địa phơng. 10/10 huyện, thị ủy đều ra Nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển GD - ĐT của địa phơng mình.

Đảng bộ cơ quan sở GD - ĐT, cơ quan đầu não của ngành, đã đợc đảng ủy Dân, chính, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát, nhất là trong công tác xây dựng Đảng bộ, giáo dục chính trị t tởng cho đảng viên. vì vậy, 4 năm liền đảng bộ cơ quan Sở GD - ĐT đã đợc công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, là đảng bộ tiêu biểu của khối Dân, chính, Đảng, đợc Thờng vụ tỉnh ủy tuyên dơng, khen thởng.

Có thể nói, sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, Đảng bộ đối với ngành GD - ĐT Hòa Bình, trong đó có GDPT là nhân tố quyết định sự phát triển và trởng thành của giáo dục tỉnh Hòa Bình. Với sự chỉ đạo chặt chẽ, tham mu sát và đúng, do vậy 5 năm qua (1991 - 1996), toàn ngành đã có gần 100 chi bộ và kết nạp đợc trên 500 đảng viên [72, tr.3]. Kết quả đó đã phản ánh khá rõ nét về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục. Đây là cơ sở bảo đảm cho việc định hình về đờng lối của toàn ngành nhằm phục vụ tốt hơn chiến lợc đào tạo nguồn nhân lực cho toàn tỉnh.

Trải qua 5 năm kể từ khi tái lập tỉnh (1991 - 1996), dới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, GD - ĐT của Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực, cố gắng vơn lên, vợt qua nhiều khó khăn, thách thức, thu đợc những thành tựu to lớn. Riêng với GDPT, ngành đã xây dựng một đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng trởng thành; xây dựng hệ thống GD - ĐT phát triển mạnh về quy mô, số lợng; đa dạng về các loại hình trờng lớp, chú trọng công tác phát triển giáo dục ở những nơi vùng cao, vùng nhiều đồng bào dân tộc, vùng lòng hồ và có những bớc tiến lớn trong việc nâng cao chất lợng GD - ĐT, đạt thành tựu xuất

sắc về nâng cao dân trí, hoàn thành PCGDTH - CMC và bồi dỡng nhân tài với hàng trăm học sinh giỏi quốc gia. Bộ mặt của ngành GD - ĐT Hòa Bình đã đ- ợc thay đổi hẳn so với trớc khi tái lập tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đáng phấn khởi, GDPT ở tỉnh Hòa Bình còn nhiều tồn tại, nhợc điểm, cần khẩn trơng khắc phục, giải quyết nh: việc phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về số lợng, quy mô nên nguồn lực, kinh phí không đáp ứng kịp. Gần 80% kinh phí phải chi trả lơng, nên việc đầu t xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và bồi dỡng giáo viên nâng cao chất lợng còn eo hẹp và còn nghèo nàn, lạc hậu.

Mặt khác, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có nhiều cố gắng, song vẫn trong tình trạng vừa thiếu (nhất là giáo viên các bộ môn tự nhiên bậc THCS và THPT), vừa cha đáp ứng đợc nhu cầu nâng cao chất lợng trong thời kỳ CNH, HĐH. Đời sống tuy đã đợc cải thiện rõ rệt nhng giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng lòng hồ vẫn còn nhiều khó khăn. nhà nớc cha có chế độ, chính sách thỏa đáng để thu hút đợc những học sinh giỏi vào các trờng s phạm làm cho thiếu động lực đối với ngời dạy và ngời học. Do đó, chất lợng giáo dục đại trà giữa các vùng cha đồng đều, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa đồng bằng với vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Nhiều nơi, số trờng học, lớp học vẫn còn xây dựng bằng tranh tre, nứa lá. Với địa bàn dân c c trú xa, rộng cho nên việc phân bổ trờng, lớp THPT có nơi cha hợp lý nên một số con em không có điều kiện theo học bậc THPT.

Công tác quản lý ngành tuy có tiến bộ nhng một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, phẩm chất. Kỷ cơng, nề nếp ở một số đơn vị, trờng học còn lỏng lẻo, yếu kém, đã làm ảnh hởng đến chất lợng và uy tín của ngành.

Nguyên nhân của những khuyết điểm, tồn tại trên có phần do sự phát triển nhanh về quy mô, số lợng, vợt quá khả năng kinh tế cho phép, nhng căn bản là do sự quan tâm, lãnh đạo cha cụ thể, sâu sát của các cấp ủy đảng, nhất là ở cơ sở. Nhiều nơi vẫn ảnh hởng t tởng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp

trên; vẫn còn thể hiện bệnh quan liêu qua giấy tờ, nội dung cha thiết thực, nặng về hình thức. Đây thể hiện là sự thiếu đồng bộ trong công tác đổi mới, quản lý cũng nh trong việc mở quy mô và chất lợng giáo dục.

Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp về công tác phát triển GD - ĐT còn cha thờng xuyên, cha có quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các lực l- ợng xã hội đối với GD - ĐT, những trọng tâm công tác, những vấn đề quan trọng còn thiếu kế hoạch cụ thể, thiếu sự chỉ đạo tập trung cao từng đợt để dứt điểm cũng nh cha thực hiện tốt công tác tổng kết, sơ kết kịp thời.

Bản thân ngành GD - ĐT cũng còn những nhợc điểm về quản lý nh cha phát huy đợc vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trờng, công tác thanh tra, kiểm tra cha thờng xuyên. Việc tham mu cho cấp ủy ở cơ sở còn hạn chế, thiếu chủ động.

Trớc những vấn đề bức xúc nêu trên đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình cần phải tiếp tục tập trung tháo gỡ, đa sự nghiệp GDPT phát triển lên một tầm cao mới.

Chơng 2

Đảng bộ tỉnh hòa bình đẩy mạnh giáo dục phổ thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-

2001)

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w