Chương 2 CHỨNG KHOÁN
2.2.1. Trái phiếu (Bonds)
2.2.1.1 Khái niệm
Có thể nhìn nhận trái phiếu theo nhiều cách khác nhau.
- Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận khoản nợ vay của nhà phát hành đối với người nắm giữ trái phiếu, nhà phát hành phải hoàn trả vốn vay gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn như đã cam kết trong trái phiếu.
- Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (bên vay) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (bên cho vay) một khoản tiền xác định bao gồm khoản cho vay ban đầu và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể.
- Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, chứng nhận người sở hữu trái phiếu (trái chủ) đã cho người phát hành trái phiếu vay một số tiền nhất định, theo các điều kiện nào đó.
- Theo Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 thì ‘‘trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành’’.
Trái phiếu là hàng hoá được mua bán trên thị trường. Vì vậy, khi phát hành cũng như khi đầu tư, người phát hành và người đầu tư cần hiểu rõ các thuật ngữ sau:
- Trái chủ: Chủ sở hữu trái phiếu, là người bỏ vốn mua trái phiếu.
- Mệnh giá trái phiếu (Nominal Principal / Face Amount / Face of Value): Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu, là số tiền mà tổ chức phát hành căn cứ vào đó để xác định trái tức (lợi tức trái phiếu) phải trả cho trái chủ. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
- Giá phát hành (Issue Price): Là giá bán của trái phiếu khi phát hành (giá mà nhà đầu tư mua trái phiếu khi nó được phát hành) lần đầu tiên. Số tiền thuần mà tổ chức phát hành nhận được là hiệu số giữa giá phát hành và phí phát hành. Thông thường, giá phát hành được xác định theo tỷ lệ % của mệnh giá. Tuỳ theo tình hình của thị trường và điều kiện của người phát hành, tuỳ theo khoảng thời gian cách quãng giữa ngày bán trái phiếu và ngày phát hành mà giá phát hành trái phiếu có thể là 1 trong 3 trường hợp: hoặc giá
phát hành bằng mệnh giá (ngang giá trái phiếu), hoặc giá phát hành cao hơn mệnh giá (giá gia tăng), hoặc giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá (giá chiết khấu).
- Thị giá trái phiếu: Là giá trái phiếu được giao dịch, mua bán trên thị trường tại một thời điểm nhất định.
- Thời hạn của trái phiếu (Term to Maturity / Maturity): là khoảng thời gian kể từ ngày phát hành trái phiếu đến ngày tổ chức phát hành hoàn trả số tiền gốc cho trái chủ. Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu. Thông thường, trái phiếu có thời hạn > 10 năm gọi là trái phiếu /Bonds, trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 10 năm gọi là Notes, trái phiếu có thời hạn < 1 năm gọi là tín phiếu / Bills.
- Kỳ trả lãi (Coupon Dated): Là khoảng cách (thời gian) giữa 2 thời điểm liên tiếp mà tại đó người phát hành trả lãi cho trái chủ. Lãi suất trái phiếu thường được công bố theo năm, nhưng việc thanh toán lãi trái phiếu có thể được thực hiện 6 tháng một lần.
- Lợi tức trái phiếu (còn gọi là trái tức hay tiền lãi của trái phiếu): là số tiền lãi mà trái chủ thu được từ trái phiếu theo kỳ hạn trả lãi cam kết của tổ chức phát hành.
- Lãi suất (coupon)
Khi phát hành trái phiếu tổ chức phát hành thường công bố trước mức lãi suất mà họ sẽ trả cho nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu. Đó chính là lãi suất danh nghĩa.
+ Lãi suất danh nghĩa (Nominal Interest) là tỷ lệ lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết trả cho trái chủ. Lãi suất danh nghĩa thường được công bố theo một kỳ hạn nhất định, phổ biến là một năm. Thường thì lãi suất này cố định cho đến khi đáo hạn, tuy nhiên nó vẫn có thể thay đổi theo chỉ số thị trường tiền tệ hoặc theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và trái chủ. Lãi suất danh nghĩa là căn cứ để xác định lợi tức của trái phiếu.
Lợi tức trái phiếu = Lãi suất (danh nghĩa) x Mệnh giá
Khi đầu tư trái phiếu, ngoài lãi suất danh nghĩa, nhà đầu tư cần quan tâm đến lãi suất hiện hành, lãi suất hoàn vốn, lãi suất đáo hạn, lãi suất kì hạn.
+ Tỉ suất lãi hiện hành / lãi suất hiện hành (Current Yield - CY): là tỷ lệ % giữa tổng số tiền lãi trong năm với giá thị trường hiện hành. Tỉ suất lãi hiện hành có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất danh nghĩa.
Tổng thu nhập Tỉ suất lãi hiện hành = --- Thị giá
• Tìm hiểu về các phép toán tài chính trong phân tích chứng khoán
- Lãi đơn: Là số tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc mà không tính trên số tiền lãi do số vốn gốc sinh ra
Công thức: Si = Po (i) x n
Trong đó Si là lãi đơn, Po(i) là tiền gốc, n là số năm
- Lãi kép: Là số tiền không chỉ tính trên vốn gốc mà còn tính trên số tiền lãi do vốn gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính trên lãi hay còn gọi là lãi kép
- Giá trị tương lai của một số tiền hiện tại
Giá trị tương lai của môt số tiền hiện tại chính là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó sinh ra trong một khoảng thời gian từ hiện tại cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai.
Công thức: FVn = Po x (1+i)n
FV2 = FV1+ FV1i = Po(1+i) +Po(1+i)x i = Po(1+i)(1+i) = Po (1+i)2 ……….
Ví dụ: FV10 = 1000$ x (1+8%) 10 = 2159$
- Giá trị của một số tiền trong tương lai: Để có số tiền đó trong tương lai thì phải bỏ ra bao nhiêu tiền ở hiện tại
Công thức: PVo = FVn / (1+i)n
Ví dụ: PVo = 1000 / 1+8%) 10 = 794$ - Xác định yếu tố lãi suất
- Xác định yếu tố kỳ hạn
- Giá trị thời gian của dòng tiền tiệ
+ Dòng tiền tệ: Là một chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kỳ nhất định
Dòng niên kim: Là dòng tiền tệ bao gồm các khoản bằng nhau xảy ra qua một số thời kỳ nhất định
Dòng tiền tệ hỗn tạp: Là dòng tiền tệ không bằng nhau xảy ra qua một số thời kỳ nhất định
+ Thời giá của dòng tiền tệ
Giá trị tương lai của dòng niên kim: Là tổng giá trị tương lai của từng khoản tiền T xảy ra ở từng thời điểm n khác nhau
Công thức: FVAn = T ∑−1 + 0 ) 1 ( n m i
Số tiền Thời điểm n Giá trị tương lai ở thời điểm n
T n = 1 FV1 = T (1+i) n -1 T n = 2 FV2 = T (1+i) n-2 T T………. T n = n-1 FVn-1 = T (1+i) n – n +1 = T (1+i) T n = n FV n = T (1+i) n – n = T(1+i ) 0
Vẽ dòng tiền và qui về tương lai, và chỉ ra hai trường hợp là nếu trả đầu năm, nếu trả cuối năm
Giá trị hiện tại của dòng tiền niêm kim: Là tổng giá trị hiện tại của khoản tiền T ở các thời điểm khác nhau.
Công thức: PVA n = T ∑n +i 1 m ) 1 /( 1 ……….
+ Lãi suất hoàn vốn (Internal Rate of Return - IRR): Là lãi suất y nào đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được trong tương lai bằng lượng tiền bỏ ra mua trái phiếu ở hiện tại.
CF1 CF2 CFn-2 CFn-1 CFn n CFt
Pb = --- + --- + … + --- + --- + --- = ∑ --- (1+y)1 (1+y)2 (1+y)n-2 (1+y)n-1 (1+y)n t=1 (1+y)t
Trong đó: Pb là giá mua trái phiếu, CFt khoản tiền thu được trong năm thứ t, n là số năm.
Qua công thức trên cho thấy, lãi suất hoàn vốn của trái phiếu là thước đo mức sinh lời của trái phiếu có tính đến yếu tố thời gian và giá mua trái phiếu. Khi giá mua thay đổi
thì lãi suất hoàn vốn cũng thay đổi theo. Khi giá trái phiếu có lãi suất cố định bằng mệnh giá của nó thì lãi suất hoàn vốn bằng với lãi suất danh nghĩa của trái phiếu.
Giá trái phiếu và lãi suất hoàn vốn có tương quan nghịch đảo, khi giá trái phiếu giảm thì lãi suất hoàn vốn tăng và ngược lại.
Ví dụ: Một trái phiếu có lãi suất cố định 10%/ năm, mệnh giá 100.000đ, thời hạn 10 năm. Nếu mua trái phiếu ở mức giá khác nhau thì lãi suất hoàn vốn khác nhau.
Giá trái phiếu (đồng) Lãi suất hoàn vốn
120.000 7,13%
110.000 8,48%
100.000 10,00%
90.000 11,75%
80.000 13,81%
+ Tỉ lệ lãi đến ngày đáo hạn / Lãi suất đáo hạn (Yield to Maturity - YTM): là lãi suất hoàn vốn trung bình của một trái phiếu, nếu mua trái phiếu đó vào thời điểm hiện tại và giữ trái phiếu cho tới ngày đến hạn thanh toán. Lãi suất đáo hạn được tính dựa vào công thức:
C C C C F n 1 FPV = --- + --- + … + --- + --- + --- = C ∑ --- + --- PV = --- + --- + … + --- + --- + --- = C ∑ --- + --- (1+y)1 (1+y)2 (1+y)n-1 (1+y)n (1+y)n t=1 (1+y)t (1+y)n
Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, y là lãi suất đáo hạn.
Lãi suất đáo hạn có thể xác định theo công thức gần đúng sau:
Trong đó: i1, i2 : mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%) NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1>0 NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2<0
Lãi suất đáo hạn là đại lượng được sử dụng thường xuyên để đo lường mức sinh lời thực tế của trái phiếu. Trên thị trường trái phiếu ở các nước, lãi suất đáo hạn của những trái phiếu chủ yếu thường được niêm yết hàng ngày và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, lãi suất đáo hạn chính là một công cụ phân tích đầu tư rất hữu ích trong hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán.
+ Tỉ lệ thu nhập trên số tiền đầu tư / Lãi suất kì hạn: Một nhà đầu tư có thể không nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn. Họ mua trái phiếu và nắm giữ đến một ngày nhất định sau đó bán trái phiếu đi. Khoản tiền lãi mà nhà đầu tư có thể nhận được trong thời gian nắm giữ có thể bao gồm: tiền lợi tức trái phiếu tính theo mệnh giá và lãi suất, các khoản lãi hay lỗ từ chênh lệch giá bán và giá mua trái phiếu (còn gọi là lãi vốn).
Lãi suất kì hạn đo lường mức sinh lời khi nắm giữ một trái phiếu trong một kì hạn nhất định và được xác định theo công thức sau:
y = i1 +
NPV1 (i2 – i1)
C + Pt+1 – Pt
R = --- Pt Pt
Trong đó R là lãi suất kì hạn (tỉ lệ thu nhập mà nhà đầu tư nhận được khi nắm giữ trái phiếu từ thời điểm t đến t+1), Pt và Pt+1 là giá trái phiếu ở thời điểm t và t+1, C là tiền lãi trái phiếu.
- Phí suất: là một khái niệm được sử dụng để xác định chi phí (giá cả) thực tế mà người phát hành phải chi trả cho việc sử dụng một đơn vị tiền vay. Nó được xác định bằng tỷ lệ % giữa tổng chi phí vay thực tế mà người phát hành phải trả trong một năm với giá bán (giá phát hành) trái phiếu. Chi phí vay thực tế phải trả bao gồm: lãi trái phiếu, chi phí phát hành, hoa hồng trả các tổ chức bảo lãnh, v.v, ...
Việc nghiên cứu các thuật ngữ liên quan tới trái phiếu có có ý nghĩa quan trọng, bởi nó là những căn cứ ban đầu giúp các tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định tối ưu cho mình. Đối với tổ chức phát hành, nó là cơ sở để lựa chọn các hình thức và phương thức phát hành có lợi nhất, giảm thiểu chi phí phát hành và huy động vốn nhanh nhất phù hợp với thực tế cung cầu vốn trên thị trường. Đối với các nhà đầu tư, việc lựa chọn loại trái phiếu, thời hạn đầu tư… sẽ là những tiêu chí quan trọng để xác định hiệu quả vốn đầu tư cũng như rủi ro mà họ phải chấp nhận trong tương lai.