Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 56 - 60)

a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;

c) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu.

4. Chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mà chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch thông qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán để thanh toán thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

5. Việc phân định các khu vực niêm yết giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thực hiện theo Quy chế niêm yết của Trung tâm Giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

6. Bộ Tài chính quy định cụ thể điều kiện niêm yết đối với các loại chứng khoán khác trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán.

Thực tế niêm yết chứng khoán tại SGDCKTPHCM và TTGDCKHN

Số loại chứng khoán niêm yết tại SGDCKTPHCM

Mốc thời gian Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quĩ Tỷ lệ vốn hóa /GDP (%) 28/07/2000 2 1 0 31/12/2000 5 5 0 0,28 31/12/2001 11 20 0 0,34 31/12/2002 20 25 0 0,48 31/12/2003 25 50 0 0,39

31/12/2004 26 70 1 0,63

31/12/2005 32 157 1 0,96

31/12/2006 106 350 2

31/12/2007 140 407 3

Số loại chứng khoán niêm yết tại TTGDCK Hà Nội

Mốc thời gian Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quĩ Tỷ lệ vốn hóa/GDP (%) 31/12/2005 9 15 0 31/12/2006 87 30 0 31/12/2007 115 159 0

● Thủ tục niêm yết chứng khoán:

Thông thường, quy trình niêm yết ở các thị trường được thực hiện theo các bước sau: - Tổ chức phát hành nộp bản đăng ký niêm yết cho SGDCK.

- SGDCK thẩm định sơ bộ các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp. - Nộp bản đăng ký lên UBCKNN.

- Chào bán chứng khoán ra công chúng. - Xin phép niêm yết.

Công ty muốn niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình tại SGDCK phải gửi hồ sơ niêm yết chính thức lên sở giao dịch chứng khoán và kí hợp đống niêm yết với SGD. Hợp đồng niêm yết thường bao gồm một số nội dung: (1) đảm bảo việc công bố thông tin theo định kì, (2) đảm bảo việc công bố các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn nguyên tắc kế toán chung, (3) cung cấp cho SGDCK thông tin theo định kì nhằm giúp sở thực hiện tốt chức năng duy trì một thị trường có trật tự…

Các tài liệu trong hồ sơ niêm yết, ngoài hồ sơ thẩm định trước đây, cần có thêm các tài liệu sau:

+ Đơn xin niêm yết,

+ Hồ sơ đăng lí và báo cáo phân tích chứng khoán,

+ Bản sao hợp đồng dịch vụ giữa công ty và đại lí chuyển nhượng, + Bản sao hợp đồng với nhà bảo lãnh chính,

+ Mẫu chứng chỉ chứng khoán,

+ Báo cáo của đợt chào bán ra công chúng,

+ Bản trình bày của đại lí chuyển nhượng về cơ cấu sở hữu, + Danh sách cổ đông.

- Thẩm tra niêm yết chính thức. - Quyết định chấp nhận niêm yết. - Niêm yết chứng khoán.

2.3.2.3. Quản lý niêm yết

Sau khi chứng khoán đã được chính thức niêm yết và giao dịch trên SGDCK, việc quản lý niêm yết được coi là một họat động cần thiết nhằm duy trì chất lượng các chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức niêm yết. Theo quy định, các công ty niêm yết phải nộp các báo cáo hoạt động hay sự kiện nhất định liên quan tới công tác tổ chức, điều hành và quản lý hoạt đông kinh doanh của công ty trong thời hạn quy định. Các báo cáo phải thỏa mãn các yêu cầu và thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định của SGDCK.

- Thuyên chuyển. Thuyên chuyển là một nội dung trong chế độ quản lý niêm yết, là việc chuyển chứng khoán đang niêm yết tại thị trường chứng khoán này sang một thị trường chứng khoán khác có các điều kiện niêm yết cao hơn, hoặc ngược lại. Trường hợp chứng khoán bị thuyên chuyển sang thị trường chứng khoán có các tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn là khi mà các công ty không thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết. Ngược lại, khi chứng khoán của công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán có tiêu chuẩn thấp nếu đã thỏa mãn các tiêu chuẩn của thị trường có tiêu chuẩn niêm yết cao hơn thì sẽ được thuyên chuyển sang niêm yết ở thị trường đó.

- Kiểm soát chứng khoán niêm yết. Khi các chứng khoán niêm yết không thể duy trì các tiêu chuẩn niêm yết nhưng chưa đến mức phải thuyên chuyển hoặc hủy bỏ niêm yết thì các chứng khoán đó sẽ bị kiểm soát. Trong thời gian kiểm soát, SGDCK sẽ thông báo cho tổ chức niêm yết về lý do kiểm soát và thời hạn trục xuất. Trong thời hạn trục xuất, nếu công ty niêm yết khắc phục được những nguyên nhân theo cảnh báo của SGDCK thì các chứng khoán của công ty sẽ được đưa ra khỏi danh sách các chứng khoán bị kiểm soát.

- Hủy bỏ niêm yết. Là một hình thức xử lý đối với các công ty niêm yết không thể duy trì và đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn niêm yết, đã quá thời hạn trục xuất mà không khắc phục được những tồn tại theo cảnh báo của SGDCK.

- Ngừng giao dịch. Cơ chế ngừng giao dịch chứng khoán được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Công ty niêm yết thuộc diện bị thuyên chuyển, hoặc bị hủy bỏ.

+ Khi công ty niêm yết phát hiện trên thị trường có những chứng chỉ giả mạo, hoặc có sửa chữa.

+ Khi công ty có quyết định tách, gộp cổ phiếu, phát hành quyền...

+ Khi SGDCK phát hiện công ty có những vi phạm trong quản lý kinh tế tài chính. Thời gian ngừng giao dịch chứng khoán của công ty niêm yết dài, hay ngắn phụ thuộc vào việc giải quyết, khắc phục các nguyên nhân dẫn tới việc ngừng giao dịch chứng khoán của công ty.

2.3.2.4. Phí niêm yết

Là số tiền mà công ty niêm yết phải trả cho SGDCK liên quan tới việc niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình tại SGDCK.

Phí niêm yết bao gồm 2 loại:

- Phí niêm yết lần đầu: là mức phí thu cho việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của công ty niêm yết đối với niêm yết lần đầu.

- Phí quản lý niêm yết hàng năm: nhằm duy trì các tiêu chuẩn về quản lý niêm yết đối với chứng khoán của công ty niêm yết.

Phí niêm yết được tính trên tổng giá trị chứng khoán niêm yết và phụ thuộc vào từng thị trường cũng như các nhóm ngành hoạt động của công ty niêm yết theo chính sách của Nhà nước.

2.3.2.5. Lợi ích và bất lợi của niêm yết đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán● Lợi ích ● Lợi ích

Đối với các tổ chức niêm yết, khi chứng khoán của mình được chính thức niêm yết và giao dịch trên SGDCK sẽ đem lại nhiều lợi thế cho công ty, cụ thể:

- Dễ dàng huy động vốn. Một công ty niêm yết sẽ được công chúng các nhà đầu tư tín nhiệm hơn các công ty không được niêm yết. Và điều đó lý giải tại sao các công ty niêm yết sẽ dễ dàng huy động vốn trên TTCK hơn các công ty không niêm yết.

- Củng cố và nâng cao uy tín của công ty đối với công chúng và các đối tác của công ty trong kinh doanh.

- Nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán của công ty. Khi chứng khoán được niêm yết cũng đồng nghĩa với chứng khoán của công ty đã đạt ở một mức độ cần thiết về uy tín với thị trường. Chính bởi vậy tính thanh khoản của chứng khoán được nâng cao, phạm vi chấp nhận trong các quan hệ tài chính khác được mở rộng, các nhà đầu tư nhỏ sẽ có cơ hội để trở thành cổ đông của các công ty niêm yết.

- Được hưởng ưu đãi từ phía Nhà nước. Đối với các TTCK mới nổi, trong giai đoạn đầu, các công ty niêm yết thông thường được hưởng một số các ưu đãi từ phía Nhà nước như: ưu đãi về thị trường, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế… trong đó thuế được coi là hình thức ưu đãi phổ biến nhất.

● Bất lợi

Bên cạnh các lợi ích được hưởng từ việc niêm yết chứng khoán của mình trên SGDCK, các công ty niêm yết cũng phải gánh chịu những bất lợi sau:

- Nộp phí niêm yết. Điều này hoàn toàn không tồn tại ở những công ty không niêm yết trên SGDCK.

- Nghĩa vụ công khai thông tin. Các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan tới các họat động kinh doanh - tài chính của công ty. Việc công khai hóa các thông tin của công ty đôi khi gây ra những trở ngại cho công ty như ảnh hưởng tới các bí quyết, bí mật về công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, về chiến lược đầu tư của công ty ….

- Những cản trở trong việc sáp nhập, hay thâu tóm của công ty. Điều này thể hiện trên khía cạnh quyền biểu quyết của các cổ đông chủ chốt bị chia sẻ với những nhà đầu tư công chúng gây trở ngại cho công ty trong chiến lược sáp nhập, hoặc thâu tóm của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 56 - 60)