Chương 4 HỆ THỐNG LƯU KÝ, THANH TOÁN BÙ TRỪ VÀ THÔNG TIN CỦA TTCK
4.1.2.3. Quy trình bù trừ và thanh toán chứng khoán
Nhờ các tiến bộ trong công nghệ và truyền thông, hiện nay hầu hết các TTCK các nước đều áp dụng chung một quy trình bù trừ và thanh toán lõi (Core Clearing and Settlement Processes). Quy trình này được xây dựng dựa trên khuôn khổ các khuyến nghị của nhóm G30 và các nghiên cứu về rủi ro thanh toán sau đó.
Bước 1: Đối chiếu và kiểm tra các giao dịch
Sau khi xác định các giao dịch được thực hiện, tất cả các giao dịch được ghi chép “sao chụp” lại và được so khớp, đối chiếu và kiểm tra để đảm bảo rằng các chủ thể tham gia giao dịch đều đồng ý về các điều kiện giao dịch: loại chứng khoán, khối lượng, giá cả. Tùy thuộc vào cấu trúc của thị trường, quy trình ghi nhận và báo cáo giao dịch sẽ được thực hiện theo những cách thức khác nhau. Nếu là hệ thống giao dịch tự động, các thông tin về giao dịch có thể được cung cấp bởi hệ thống máy tính được nối mạng. Trong các thị trường dựa vào phương tiện truyền tin như điện thoại… các ghi nhận và báo cáo giao dịch được thực hiện một cách thủ công toàn phần hoặc bán phần.
Trong bước này, các thành viên tham gia giao dịch được sửa sai các chi tiết giao dịch. Lỗi trong các dữ liệu giao dịch là một trong những chướng ngại chủ yếu trong việc thực hiện thanh toán đúng hạn nên việc sửa lỗi trong giao dịch phải thực hiện trước khi kết thúc ngày T+1 theo khuyến nghị của G30.
Báo cáo giao dịch là sự thừa nhận pháp lí đầu tiên về giao dịch đã được thực hiện. Vì vậy các thông tin chi tiết trong báo cáo giao dịch gửi cho tổ chức bù trừ phải đầy đủ để có
Tổ chức phát hành
Nhà đầu tư
Thành viên lưu kí
Trung tâm lưu kí chứng khoán (6) (1) (5*) (2) (3) (5) (4) (4*) (7)
thể mô tả các đặc tính cơ bản của một giao dịch. Thông thường một báo cáo giao dịch sẽ bao gồm những thông tin chính như: (1) Ai (Who) là các chủ thể có liên quan trong giao dịch, (2) Chứng khoán gì (What) đã được giao dịch và số lượng giao dịch, (3) Nơi (Where) thực hiện giao dịch (sở giao dịch hay thị trường OTC), (4) Khi nào (When) thỏa thuận xong giao dịch (Trade Date) và khi nào thanh toán giao dịch (Settlement Date), (5) Tại sao (Why) giao dịch được thực hiện (loại giao dịch), (6) Giao dịch được thanh toán như thế nào.
Bước 2: Xác nhận giao dịch
Trong bước này các chủ thể giao dịch có thể rà soát và xác nhận các giao dịch trước khi thanh toán. Các ngân hàng, các tổ chức lưu kí và đại lí thanh toán có thể sử dụng hệ thống xác nhận giao dịch để thông tin cho các bên liên quan đến thanh toán. Nhóm G30 khuyến nghị, việc đối chiếu giao dịch nên thực hiện vào ngày T+1.
Bước 3: Bù trừ các giao dịch
Bù trừ các giao dịch là thủ tục cần thiết để tính toán, xác định và phân bổ nghĩa vụ chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền của các chủ thể tham gia vào ngày thanh toán. Bằng cách thiết lập các tài khoản tiền, chứng khoán và ghi nợ, ghi có vào các tài khoản thích hợp, việc bù trừ tiền và chứng khoán cho phép giảm thiểu khối lượng xử lí và mức độ rủi ro trong hệ thống thanh toán.
Có hai loại bù trừ là bù trừ song phương và bù trừ đa phương. Bù trừ song phương là bù trừ chỉ giữa hai chủ thể, còn bù trừ đa phương là bù trừ giữa nhiều chủ thể tham gia giao dịch mua bán chứng khoán.
Bước 4: Thanh toán và chuyển giao chứng khoán
Trong trường hợp phải chuyển giao chứng khoán nhưng chưa có sẵn, thành viên thiếu chứng khoán được khuyến khích vay mượn chứng khoán để thanh toán đúng hạn.
Thời gian để hoàn thành từng bước trong quy trình thanh toán tùy thuộc vào các thị trường. Tuy nhiên theo khuyến nghị của nhóm G30, thời gian thanh toán không nên chậm hơn T+3 ngày.
Ở Việt Nam, trước tháng 5 năm 2003, trong khuôn khổ của một TTCK sơ khai và nhỏ bé, chu trình thanh toán được áp dụng trên TTCK là T+4. Từ tháng 5 năm 2003 đến nay, chu trình thanh toán được rút gọn thành T+3.
● Chu trình thanh toán bù trừ đa phương áp dụng cho các chứng khoán niêm yết tại SGDCK TPHCM
Ngày Trách nhiệm của các bên có liên quan
T Phòng công nghệ thông tin chuyển kết quả giao dịch cho chi nhánh trung tâm lưu kí chứng khoán (TTLKCK), phòng lưu kí thanh toán bù trừ tại SGDCK TPHCM lập báo cáo thanh toán giao dịch để gửi cho các thành viên lưu kí.
T+1 Thành viên lưu kí đối chiếu các giao dịch của môi giới với nhà đầu tư, các giao dịch của tổ chức lưu kí, các giao dịch tự doanh và sửa lỗi giao dịch (nếu có). T+2 Nếu không có báo cáo sửa lỗi giao dịch, TTLKCK thực hiện bù trừ các giao dịch
chứng khoán theo phương thức bù trừ đa phương. Ngân hàng chỉ định thanh toán kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của các thành viên lưu kí, phòng lưu kí kiểm tra số dư chứng khoán trên tàikhoản của các thành viên lưu kí, thông báo cho các thành viên lưu kí nếu số dư trên tài khoản không đủ số phải thanh toán.
T+3 Ngân hàng chỉ định thanh toán và phòng lưu kí phân bổ tiền và chứng khoán vào các tài khoản của các thành viên lưu kí có liên quan, quy trình kết thúc vào 15h30 cùng ngày..
● Chu trình thanh toán bù trừ song phương
Ngày Trách nhiệm của các bên có liên quan
T TTGDCK chuyển kết quả giao dịch cho phòng lưu kí thanh toán bù trừ lập báo cáo thanh toán giao dịch để gửi cho các thành viên lưu kí. Thành viên lưu kí đối chiếu các giao dịch của mình, ghi nhận các sai sót để thông báo cho TTLKCK và sửa lỗi giao dịch (nếu có và phải sửa xong trước khi chuyển giao dịch chứng khoán vào ngày T+2).
T+1 Nếu không có báo cáo sửa lỗi giao dịch, TTLKCK thực hiện bù trừ các giao dịch chứng khoán theo phương thức bù trừ song phương. Ngân hàng chỉ định thanh toán kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của các thành viên lưu kí, phòng lưu kí kiểm tra số dư chứng khoán trên tài khoản của các thành viên lưu kí, thông báo cho các thành viên lưu kí nếu số dư trên tài khoản không đủ số phải thanh toán.
T+2 Ngân hàng chỉ định thanh toán và phòng lưu kí phân bổ tiền và chứng khoán vào các tài khoản của các thành viên lưu kí có liên quan, quy trình kết thúc vào 15h30 cùng ngày.
● Chu trình thanh toán trực tiếp tại TTGDCK HN
Ngày Trách nhiệm của các bên có liên quan Ngày
giao dịch
Phòng giám sát giao dịch của TTGDCKHN chuyển kết quả giao dịch cho phòng lưu kí thanh toán bù trừ lập báo cáo thanh toán giao dịch để gửi cho các thành viên lưu kí. Thành viên lưu kí đối chiếu các giao dịch của mình, ghi nhận các sai sót để thông báo cho TTLKCK và sửa lỗi giao dịch (nếu có và phải sửa xong trước khi chuyển giao dịch chứng khoán vào ngày thanh toán theo quy định). Ngân hàng chỉ định thanh toán kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của các thành viên lưu kí, phòng lưu kí kiểm tra số dư chứng khoán trên tài khoản của các thành viên lưu kí (kiểm tra trước ngày thanh toán 1 ngày), thông báo cho các thành viên lưu kí nếu số dư trên tài khoản không đủ số phải thanh toán.
Ngày thanh toán
Ngân hàng chỉ định thanh toán và phòng lưu kí phân bổ tiền và chứng khoán vào các tài khoản của các thành viên lưu kí có liên quan, quy trình kết thúc vào 15h30 cùng ngày.