KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 115 - 120)

Chương 5 PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý………. năm………

Phần I - Lãi, lỗ

Đơn vị tính………

Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước từ đầu nămLũy kế

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa vào một số báo cáo tài chính khác như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh về kết quả kinh doanh…

♦ Nội dung phân tích:

Trên cơ sở hệ thống số liệu đã được phản ánh ở các báo cáo tài chính liên quan, để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp người ta thường tính toán và phân tích một số các chỉ tiêu sau:

■ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán

Hệ số thanh toán chung

= Tổng giá trị tài sản Tổng nợ

(1) Hệ số thanh toán chung phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Nếu hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất hết vốn chủ sở hữu và đang đi đến bờ vực phá sản.

Hệ số thanh toán nợ dài hạn

= Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tổng nợ dài hạn

(2) Hệ số thanh toán nợ dài hạn phản ánh 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

= Giá trị TSLĐ và ĐTNH

Tổng nợ ngắn hạn (3) Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSLĐ của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn

= TSLĐ và ĐTNH – hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

(4) Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà lượng tiền sẵn có vào ngày lập bảng cân đối kế toán và lượng tiền mà doanh nghiệp hi vọng có thể chuyển đổi được từ đầu tư tài chính và các khoản phải thu để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

Nhìn chung các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao đem lại sự an toàn về tình hình tài chính, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại các hệ số thanh toán thấp thể hiện tiềm năng thanh toán kém. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có mặt không tốt, do doanh nghiệp tồn trữ khối lượng tiền quá lớn, một loại tài sản gần như không sinh lời.

■ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn (5) Hệ số tự tài trợ = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn (6) Nhìn chung hệ số tự tài trợ cao phản ánh doanh nghiệp rất chủ động về vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có kết cấu nguồn tài trợ và cơ cấu tài sản khác nhau. Do vậy không thể dựa vào từng chỉ tiêu mà có những đánh giá xác đáng về doanh nghiệp.

Tỉ trọng vốn cố định = Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tổng tài sản (7) Tỉ trọng vốn lưu định = Giá trị TSLĐ và ĐTNH Tổng tài sản (8) Các chỉ tiêu phản ánh quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (9)

Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu (Vcsh) + Nợ dài hạn (Nợdh) Nếu TSCĐ > Nguồn dài hạn chứng tỏ nguồn tài trợ không hợp lý, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng thiếu và mất khả năng thanh toán do dùng nguồn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

- VLĐ thường xuyên = Vcsh + Nợdh - Giá trị còn lại của TSCĐ (VCĐ) - Vốn lưu động thuần = TSLĐ và ĐTNH - Tổng nợ ngắn hạn

(Net working capital)

■ Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

Vòng quay hàng tồn kho

= Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân (10) Số ngày 1 vòng quay

hàng tồn kho

= Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày

(11) Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu lần. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày từ khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng.

Nhìn chung, so với kì trước, vòng quay hàng tồn kho giảm, hay thời gian của 1 vòng quay hàng tồn kho tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh không thay đổi).

Nguyên nhân làm giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do: - Hiệu quả quản lí yếu tố đầu vào không tốt,

- Chu kì sản xuất kéo dài,

- Thành phẩm hàng hóa không bán được, - Chính sách dự trữ vật tư, hàng hóa, - Các nguyên nhân khách quan khác.

Thận trọng khi phân tích: trường hợp vòng quay hàng tồn kho tăng song phản ánh xu hướng tài chính không tốt (sau khi bán, hàng khan hiếm, giá cả đầu vào tăng, không có hàng bán…).

Vòng quay các khoản phải thu

= Doanh thu bán chịu trong kì

Phải thu bình quân (12) Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân

Doanh thu bán chịu bquân 1 ngày

(13) Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ người mua thành tiền. Nó cho thấy hiệu quả của cơ chế quản lí tín dụng của doanh nghiệp. Nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải thu bình quân tăng, hay kì thu tiền bình quân ngắn hơn so với kì trước thường được coi là tốt, bởi các tác động tích cực sau:

- Làm giảm vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán,

- Giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp (trong điều kiện quy mô sản xuất không thay đổi).

- Tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ.

Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải thu bình quân giảm, hay kì thu tiền bình quân dài hơn so với kì trước thường được đánh giá là không tốt. Nguyên nhân của tình trạng đó có thể là:

- Công tác giám sát, quản lí nợ của doanh nghiệp không tốt.

- Khách nợ cố tình chây ỳ, hoặc lâm vào tình trạng thiếu / mất khả năng thanh toán. - Kết quả của những biện pháp nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…

Lưu ý: cần thận trọng khi phân tích trong các trường hợp, vòng quay khoản phải thu tăng song lại phản ánh xu hướng tài chính không tốt do các khoản phải thu giảm kéo theo kết quả tiêu thụ giảm. Cần phân tích kĩ nguyên nhân để có cách nhìn nhận đánh giá chính xác.

Kỳ thanh toán (phải trả) bình quân

= Phải trả bình quân

Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày

(14) Vòng quay

vốn lưu động

= Doanh thu thuần

VLĐ bình quân (15)

■ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập

Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu (doanh lợi)

= Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần (16) (Net profit margin - lợi nhuận biên)

Trên thực tế, mức độ lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong một ngành thì công ty nào quản lí và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận / doanh thu (lợi nhuận ròng) cao hơn.

Chỉ số lợi nhuận/ tài sản (ROA)

= Lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn bình quân (17) Chỉ số lợi nhuận/ vốn CSH

(ROE)

= Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn CSH bình quân

(18) ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác trên thị trường. Thông thường ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì tỉ số này cho thấy được khả năng sinh lời của công ty so với các công ty khác. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.

Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS)

= Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (19) Tài sản ròng một cổ = Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ (20)

phiếu thường (NAV) Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành Cổ tức một cổ phiếu

thường (DPS/ DIV)

= Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ lại Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

(21)

Nhìn chung các chỉ số trên (16,17,18,19,20,21) càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Song để có cái nhìn toàn diện hơn, cần so sánh với các chỉ số của chính doanh nghiệp ở các thời kì trước và so sánh với số trung bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp có điều kiện tương tự trong cùng ngành.

Hệ số chi trả cổ tức (DPS/ EPS)

= Tổng cổ tức đem chia cho cổ phiếu thường Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi

(22) hoặc, Hệ số chi trả cổ tức = 1 – tỉ lệ thu nhập giữ lại

Hệ số chi trả cổ tức thường được tuyên bố tại đại hội cổ đông thường niên, nói lên cổ tức của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập, nó cũng nói lên chính sách chia cổ tức của công ty. Chính sách này có thể thay đổi theo từng thời kì và do đó nó phản ánh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Suất cổ tức hiện hành = Cổ tức 1 cổ phiếu thường (DPS) Thị giá cổ phiếu thường

(23) Suất cổ tức hiện hành phản ánh thu nhập của nhà đầu tư tính trên vốn thực anh ta phải bỏ ra để có được cổ tức tương ứng.

■ Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty

Hệ số thu nhập giữ lại (b) = 1 - hệ số chi trả cổ tức (24) Hệ số thu nhập giữ lại là 1 yếu tố quan trọng nói lên sự tích lũy của công ty cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này.

Hệ số giá / thu nhập (P/E)

= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm)

Thu nhập ròng của một cổ phiếu (EPS) (25) P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho mỗi đồng thu nhập.

Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao, và ngược lại.

Chỉ số thị giá / thư giá (M/B)

= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) Giá trị sổ sách 1 CP thường (book value)

(26) Chỉ tiêu này cho biết giá cổ phiếu đang bán trên thị trường đắt hơn, rẻ hơn hay bằng

mệnh giá. Tương tự như P/E, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ công ty được đánh giá có triển vọng phát triển trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng (growth rate) = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE (27)

♦ Quy trình và kĩ thuật phân tích đầu tư bằng các chỉ số tài chính:

Trên thực tế, số lượng các loại chứng khoán được cung ứng cho thị trường là rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tư không thể tiến hành phân tích tất cả các loại chứng khoán hiện có trên thị trường. Ngay cả các nhà phân tích chuyên nghiệp, tùy theo điều kiện và những thế mạnh riêng mà họ có thể chỉ chuyên phân tích chứng khoán ở một ngành hoặc một nhóm ngành nhất định. Để đạt hiệu quả cao trong phân tích, nhà đầu tư cần tuân thủ một quy trình bao gồm các bước sau :

- (1) Lựa chọn 1 vài doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực (ngành) mà mình quan tâm để tìm thông tin.

- (2) Phân tích, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp giữa các thời kì và với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, hoặc số trung bình của ngành.

Mỗi chỉ số đề cập ở phần trên chỉ cung cấp một số thông tin về mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Do vậy, việc phân tích tài chính chỉ đặc biệt có ý nghĩa khi có một số chuẩn mực để so sánh, ví dụ so sánh các chỉ số của cùng một doanh nghiệp giữa các thời kì khác nhau để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp ; so sánh các chỉ số của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, với ngành, hay với công ty hoạt động tốt nhất trong cùng ngành để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty được lựa chọn phân tích.

- (3) Đánh giá tổng quát về các cổ phiếu, trái phiếu đã phân tích; so sánh đối chiếu với mục tiêu đã xác định để ra quyết định đầu tư.

Việc phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và dự báo triển vọng của nó ở tương lai, do đó nếu chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu, phân tích là các báo cáo tài chính thì có thể có những nhìn nhận đánh giá lệch lạc, thiếu xác đáng về một doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải kết hợp với các nội dung phân tích cơ bản khác, so sánh với mục tiêu đã xác định để có quyết định đầu tư thích hợp. Thực tế cho thấy không có một quyết định đầu tư nào là đúng cho mọi điều kiện và mọi chủ thể đầu tư.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w