Quy trình giao dịch

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 88 - 91)

11 Nguyễn Công Trứ Tel Fax…Số HL Nhận lệnh

3.2.3.Quy trình giao dịch

Ở nhiều nước thị trường OTC thường do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán điều hành. Hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán chịu trách nhiệm quản lý giao dịch, các vấn đề đăng kí, công khai thông tin, quản lí và định chế thị trường. Công ty chứng khoán đề xuất các chứng khoán đủ chất lượng để đăng kí với Hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán.

Giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức thương lượng, thỏa thuận và tuân thủ theo một quy trình chung sau:

B1: Mở tài khoản giao dịch

tục mở tài khoản giao dịch tại một CTCK thành viên của thị trường OTC.

B2: Đặt lệnh giao dịch

Khi đặt lệnh mua, bán nhà đầu tư có thể thực hiện bằng một trong các hình thức: lệnh bằng văn bản (phiếu lệnh), gọi điện thoại, fax, hoặc hệ thống máy tính nối mạng diện rộng và phải đảm bảo đủ tỉ lệ ký quỹ theo quy định. Cụ thể là khi đặt lệnh bán, nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán trong tài khoản, còn khi đặt lệnh mua nhà đầu tư phải có đủ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với CTCK.

Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch:

Nếu nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và đã hoàn tất thỏa thuận giao dịch thì thông báo cho CTCK về thỏa thuận này (bao gồm: chứng từ xác nhận thỏa thuận, cam kết giữa 2 bên về khối lượng, giá thỏa thuận, mã số giao dịch của cả 2 bên…), CTCK sẽ thực hiện nhập lệnh giao dịch vào hệ thống của SGD.

Trường hợp chưa xác định được đối tác giao dịch (khách hàng chủ động quảng cáo - chủ động đặt mua hoặc chào bán):

Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư đặt lệnh mua bán tại CTCK bằng cách điền các thông tin vào mẫu phiếu giao dịch thỏa thuận (mẫu quảng cáo giao dịch), và nộp phiếu lệnh cho nhân viên giao dịch hoặc gửi qua fax hoặc internet.

B3: Thực hiện lệnh giao dịch theo yêu cầu của khách hàng

Sau khi nhận lệnh của nhà đầu tư, đại diện giao dịch của CTCK kiểm tra các quảng cáo giao dịch thỏa thuận. Nếu CTCK là người tạo thị trường cho loại chứng khoán khách hàng đặt mua hoặc bán thì bộ phận giao dịch của công ty sẽ trực tiếp thương lượng và thỏa thuận với khách hàng. Nếu CTCK không phải là người tạo thị trường thì công ty sẽ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của SGD. Ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển thị trên sổ lệnh của thị trường. Căn cứ vào thông tin trên sổ lệnh, công ty sẽ liên lạc với các CTCK có các loại chứng khoán này để giúp nhà đầu tư tìm kiếm và thỏa thuận với các đối tác giao dịch về mức giá và khối lượng giao dịch, nhằm đảm bảo giao dịch mua bán có lợi nhất cho khách hàng. Khi đạt được thỏa thuận, CTCK sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.

B4: Hệ thống giao dịch của thị trường OTC xác nhận các lệnh giao dịch do CTCK nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị trường.

B5: Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của đại diện

giao dịch và màn hình thông tin của CTCK.

Ví dụ về phương thức giao dịch trên thị trường OTC

Giả sử ông Nam muốn mua 100 cổ phiếu của công ty XYZ, loại cổ phiếu này đang được mua bán trên thị trường OTC. Ông Nam gọi điện cho 1 công ty môi giới và đặt lệnh mua 100 cổ phiếu của công ty XYZ với giá thị trường cho người đại diện có giấy phép của công ty. Tuy nhiên, công ty này không phải là người tạo thị trường cho cổ phiếu XYZ. Vì vậy người đại diện của công ty không thể thực hiện ngay lệnh mua cổ phiếu cho ông Nam. Do đó ông ta sẽ nói với ông Nam rằng, ông ta sẽ kiểm tra trên thị trường và sẽ gọi báo lại cho ông Nam. Người đại diện sẽ gọi điện cho 1 số nhà giao dịch đang tạo thị trường của cổ phiếu XYZ. Giả sử người đại diện liên lạc với 3 nhà giao dịch A, B, C.

- Nhà giao dịch A yết giá cổ phiếu XYZ là 43.500 - 45.000 (nghĩa là A sẽ mua cổ phiếu XYZ với giá 43.500đ và bán với giá 45.000đ.

- Nhà giao dịch B yết giá cổ phiếu XYZ là 43.800 - 45.300 - Nhà giao dịch C yết giá cổ phiếu XYZ là 43.600 - 45.200

Từ các yết giá đó người đại diện thấy rằng ông ta chỉ có thể mua cổ phiếu thường XYZ với giá thấp nhất là 45.000đ - Giá chào bán của nhà giao dịch A. Trên cơ sở đó người đại diện của công ty môi giới sẽ gọi lại và thông báo cho ông Nam rằng ông ta có

thể bán cho ông Nam 100 cổ phiếu XYZ mà ông đang cần mua với giá 46.000, tức là công ty môi giới đã cộng thêm tiền lãi của mình là 1000đ / cổ phiếu. Đây là chênh lệch giữa giá công ty trả để mua cổ phiếu với giá bán cổ phiếu cho ông Nam.

Hiện nay ở Việt Nam, giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC được hiểu là các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không thông qua các sở và TTGDCK, và phổ biến là mua bán các cổ phiếu chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các sàn giao dịch, mua bán trái phiếu chuyển đổi và quyền mua cổ phiếu của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường OTC sôi động và phát triển cùng với sự thăng trầm của thị trường OTC. Từ cuối năm 2005 đến nay, giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC phát triển mạnh, số lượng người tham gia môi giới chứng khoán cũng tăng nhanh. Thực tế cho thấy, đông nhất và sôi động nhất là những người làm việc trong các NHTM cổ phần (thực tế này xuất hiện khi giá cổ phiếu của NHTM cổ phần đó sôi động, nhu cầu mua tăng cao…). Tiếp đến là những người môi giới xuất hiện ngay tại nơi làm thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu của một số NHTM cổ phần, thông tin môi giới qua trang web, hoặc ngay tại sàn giao dịch của một số công ty chứng khoán. Trong các phiên đấu giá trái phiếu và cổ phiếu hấp dẫn cũng thường có sự xuất hiện của không ít các nhà môi giới OTC. Sau khi trúng thầu họ bán lại ngay cho người khác.

Người có nhu cầu mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó có thể giao dịch trực tiếp với môi giới, hoặc qua điện thoại, qua Email, tin nhắn… nhưng cuối cùng thì cũng phải trực tiếp gặp nhau. Thông thường nhà môi giới chứng khoán hưởng phí trên cơ sở doanh số mua, bán thành công, còn trên thị trường OTC thu nhập của họ là chênh lệch giá mua bán. Ví dụ: cổ phiếu của MB thời điểm giữa tháng 1/2007 được nhà môi giới mua vào với giá 7,9 triệu đồng / cổ phiếu, bán ra 8 trđ/ cổ phiếu; cổ phiếu Eximbank mua vào với giá 11,53 trđ bán ra 11,6; cổ phiếu của VPbank mua vào 70.500đ/cổ phiếu bán ra 71.000đ/ cổ phiếu. Nguyên tắc của môi giới là mua cao bán cao, mua thấp bán thấp và khớp lệnh giữa người mua và người bán. Trường hợp các lệnh mua không mua hết so với nhu cầu bán thì tạm thời nhà môi giới mua số cổ phiếu chênh lệch đó nếu dự đoán giá cổ phiếu đang lên.

Có thể nói rằng, hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường được gọi là OTC ở Việt Nam trong thời gian qua chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh, nên thực chất đây là thị trường tự do. Vì vậy, mua bán cổ phiếu trên thị trường này thường phát sinh một số loại rủi ro như: tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng, rủi ro trong chuyển nhượng quyền mua…

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 88 - 91)