Quyền mua cổ phần (Rights Certificate)

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 40 - 42)

Chương 2 CHỨNG KHOÁN

2.2.4.1. Quyền mua cổ phần (Rights Certificate)

Quyền mua cổ phần hay cổ phiếu (còn gọi là quyền mua trước / hay đặc quyền mua) là quyền được ưu tiên mua trước cổ phiếu phổ thông mới mà công ty cổ phần giành cho các cổ đông hiện hữu của công ty.

Theo Luật Chứng khoán của Việt Nam, Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định (mua cổ phiếu mới theo một mức giá ấn định trước trong một khoảng thời gian xác định).

Nội dung cơ bản của chứng nhận quyền mua cổ phần:

- Tên hàng hóa cơ sở: tên của loại chứng khoán được mua theo quyền. - Thời gian hiệu lực của quyền.

- Số lượng quyền mua mà cổ đông được hưởng. - Giá mua cổ phiếu theo quyền.

Số lượng cổ phiếu mới được quyền mua đối với từng cổ đông hiện hữu phụ thuộc vào các yếu tố:

- Số lượng cổ phiếu phổ thông cũ công ty đã phát hành.

- Số lượng cổ phiếu phổ thông mới công ty sẽ phát hành trong đợt phát hành. - Số lượng cổ phiếu của công ty mà cổ đông đang sở hữu.

Số cổ phiếu mới Số cổ phiếu hiện đang nắm giữ được quyền mua =

của cổ đông hiện hữu Tỉ lệ quyền mua /1 cổ phiếu mới

Đặc điểm của quyền mua trước:

- Được phát hành theo từng đợt với thời hạn hiệu lực thường rất ngắn khi các công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ để thực hiện các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh .

- Thông thường mỗi cổ phần đang lưu hành được cấp 1 quyền mua trước. Số lượng quyền cần thiết để được mua một cổ phiếu mới (tỉ lệ quyền mua / 1 cổ phiếu mới) phụ thuộc vào tổng số lượng quyền và số lượng cổ phiếu mới dự kiến phát hành theo kế hoạch của công ty.

Số lượng Số tiền cần huy động cổ phiếu mới =

cần phát hành Giá bán 1 cổ phiếu theo quyền

Số quyền Số cổ phiếu cũ (số cổ phiếu đang lưu hành) cần có để mua được =

một cổ phiếu mới Số cổ phiếu mới

- Mức giá ấn định (giá đăng ký/ giá bán cổ phiếu theo quyền) cổ phiếu mới đối với quyền mua thường thấp hơn giá thị trường, bởi 2 lý do:

+ Thứ nhất, bản thân giá thị trường của cổ phiếu đã chứa đựng một đặc trưng vốn có là không ổn định. Ngay sau khi quyền được phát hành, lượng cung cổ phiếu trên thị trường gia tăng trong khi nhu cầu có thể không thay đổi và đó là nguyên nhân dẫn đến giảm giá cổ phiếu. Do đó, nếu giá cổ phiếu theo quyền cao hơn giá thị trường sẽ dẫn tới hệ quả tất yếu là công ty không thể thực hiện được kế hoạch phát hành cổ phiếu phổ thông mới của mình.

+ Thứ hai, mức chênh lệch giá là cơ sở để gia tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mà trước hết là các cổ đông hiện hữu của công ty.

- Đối với các cổ đông hiện hữu, nếu không có nhu cầu đầu tư thêm vốn vào công ty của mình (không thực hiện quyền) thì có thể chuyển nhượng quyền cho nhà đầu tư khác trong thời gian quyền chưa hết hạn hiệu lực. Quyền mua trước có thể được giao dịch, chuyển nhượng nhiều lần trên TTCK giữa các nhà đầu tư.

- Giá quyền mua được giao dịch trên thị trường luôn biến động, phụ thuộc vào : + Mức chênh lệch giữa giá theo quyền và thị giá cổ phiếu đó.

+ Số quyền cần có để mua được một cổ phiếu mới.

+ Xu hướng biến động giá hiện hành của cổ phiếu trên thị trường. + Thời hạn hiệu lực còn laị của quyền mua.

Người ta thường xác định giá tham chiếu của quyền theo công thức sau:

Gọi P0 là giá cổ phiếu trên thị trường vào ngày giao dịch được hưởng quyền mua cổ phiếu (thường căn cứ theo giá thị trường của cổ phiếu trước ngày phát hành quyền - hay giá

trước thời điểm chốt danh sách cổ đông), P1 là giá (dự kiến) cổ phiếu ngày giao dịch không được hưởng quyền mua, số cổ phiếu hiện đang lưu hành là m, số cổ phiếu dự kiến phát hành mới là n, F là giá cổ phiếu theo quyền, R là giá của quyền.

Theo nguyên tắc ngang giá ta có các công thức sau: P1 = (mP0 + nF) / (m+n)

R = P0 – P1

Thay giá trị P1 vào công thức trên:

R = P0 – [(mP0 + nF) / (m+n)] = (mP0 + nP0 – mP0 – nF) / (m+n) R = n (P0 - F) / (m+n)

(P0 – F) R = --- m/n + 1

Nếu nhà đầu tư mua quyền với giá R sẽ là ngang giá (tức là tổng chi phí mua một cổ phiếu bằng P1), nếu mua với giá thấp hơn R thì tổng chi phí nhỏ hơn P1, nếu mua với giá cao hơn R thì tổng chi phí lớn hơn P1.

Cần lưu ý rằng P1 là mức giá của cổ phiếu dự đoán sau ngày phát hành quyền, và theo nguyên tắc ngang giá thì P1 < P0. Trên thực tế, do nhiều yếu tố tác động khác nhau mà P1 có thể bằng P0 (P1 = P0), hoặc nhỏ hơn P0 (P1 < P0), hoặc lớn hơn P0 (P1 > P0).

Ví dụ: ông NAM mua cổ phiếu VTC vào ngày 26/7/2006 (ngày giao dịch được hưởng quyền mua cổ phiếu VTC trong đợt phát hành mới) với giá 52.600đ, ngày 31/7/2006 là ngày chốt danh sách cổ đông được quyền mua cổ phiếu VTC trong đợt phát hành mới với tỉ lệ 5:1 (5 cổ phiếu cũ được mua 1 cổ phiếu mới). Giá bán cổ phiếu VTC theo quyền mua là 43.800đ.

(P0 – F) 52.600 – 43.800 8.800

R = --- = --- = --- = 1.466,67đ m/n +1 5+1 6

Mục đích phát hành quyền mua được thực hiện bởi nhiều lý do: không muốn chia sẻ quyền lực của các cổ đông hiện hữu với các nhà đầu tư khác trên thị trường, không muốn thay đổi cơ cấu cổ đông và cơ cấu ban lãnh đạo công ty; chia thưởng, bảo đảm lợi ích cổ đông hoặc tạo cơ hội cho cổ đông. Quyền mua được ví như là một công cụ hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong quá trình tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w