Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 166 - 170)

- Dân ngoại thị 1.181.700 1.322.000 Dân vãng lai 600.0001000

3. Sản phẩm không qua giết mổ 10-12 8-10 4 Sản phẩm phụ chăn nuôi3-48-

3.3.7 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.

Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực về trình độ. Mặc dù, nguồn nhân lực của Hà Nội có chất lợng cao hơn các địa phơng khác, nhng vấn đề đào tạo, nâng cao chất lợng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và nông nghiệp sinh thái vẫn cấp thiết, trong đó có vấn đề đào tạo nghề cho những lao động dôi d trong quá trình đô thị hoá. Những vấn đề cơ bản cần chú trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hớng sinh thái là:

- Đối tợng đào tạo: Bao gồm những ngời sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại, những ngời quản lý (nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã), các cán bộ quản lý các dự án phát triển nông nghiệp-du lịch sinh thái, cán bộ kỹ thuật tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới về công nghệ của nông nghiệp sinh thái đến ngời nông dân. Đối tợng đào tạo nên bao gồm cả học sinh ở bậc giáo dục phổ thông để chuẩn bị kiến thức cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp sau này nếu nh không thoát ly khỏi địa phơng. Chú ý các đối tợng đào tạo trẻ ở các làng nghề truyền thống mà sẽ trở thành các điểm du lịch văn hoá, du lịch làng nghề (Bát Tràng, Phù Đổng Gia Lâm)

- Nội dung đào tạo: Trớc hết là đào tạo nhận thức cho ngời lao động đối với các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nh tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp theo hớng sinh thái, đô thị ở Hà Nội, những tác hại về ô nhiễm môi trờng và những tác nhân gây ô nhiễm. Tiếp theo là đào tạo các kiến thức có liên quan để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Các kiến thức này bao gồm kiến thức về về hệ sinh thái cân bằng, mối quan hệ giữa các ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, những thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất nh công nghệ về giống; công nghệ canh tác trong nhà lới, công nghệ canh tác có

che phủ chống cỏ dại và giữ ẩm…, những kiến thức về kinh doanh du lịch- sinh thái, kinh tế thị trờng, nghiệp vụ kế toán và phân tích kinh doanh…Các nội dung đào tạo hớng tới việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trờng.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3-5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở sản xuất thông qua tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học và công nghệ của tổ chức khuyến nông và các tổ chức quần chúng. Coi trọng hình thức đào tạo qua các phơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, tờ rơi...) với các nội dung phù hợp, hoặc tổ chức các hội thi, tham quan học hỏi giữa các cơ quan, đơn vị, hoặc sinh hoạt câu lạc bộ khoa học công nghệ. Tranh thủ mời các chuyên gia giỏi trong và ngoài nớc đến giảng dạy, tập huấn. Đối với đào tạo nghề, tăng cờng đào tạo tại cơ sở và truyền nghề tại gia đình, vừa học vừa làm để phát triển đa dạng các ngành nghề ở địa phơng, giải quyết việc làm cho lực lợng lao động dôi d trong quá trình đô thị hoá.

- Nguồn vốn đào tạo: Đây là vấn đề nan giải, vì lợng ngời cần đào tạo lớn, khối lợng các nội dung cần đào tạo nhiều, trong khi đó nguồn lực trong dân còn hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề này, cần giành lợng vốn ngân sách hợp lý cho đào tạo. Có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt, cần lựa chọn những đối tợng trẻ, có kiến thức văn hoá, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nòng cốt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Từ những cá nhân đó, xây dựng thành các mô hình trình diễn để nhân dân trong vùng cùng học tập. Số ngời đợc học sẽ tăng, vấn đề vốn cho đào tạo sẽ từng bớc đợc tháo gỡ.

- Chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo và việc làm: Khuyến khích ngời lao động tham gia đào tạo bằng cách tạo điều kiện xắp sếp vị trí, việc làm phù hợp sau khi đào tạo, chế độ tiền lơng, tiền thởng đãi ngộ hợp lý, cung cấp các thông tin về việc làm và thị trờng lao động ở địa phơng, phối hợp với thành phố để mở rộng mạng lới thông tin t vấn về việc làm, tìm kiếm phát triển thị trờng lao động ra bên ngoài, kể cả xuất khẩu lao động.

KếT luận

Phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái là con đờng tất yếu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thủ đô Hà Nội, mà nội dung cơ bản đầu tiên là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng nông nghiệp sinh thái. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, nông nghiệp Hà Nội đã có sự chuyển dịch cơ cấu đáng khích lệ. Cơ cấu ngành đã chuyển dịch đúng hớng, tạo tiền đề hình thành một cấu trúc cân bằng tổng thể trong hệ sinh thái nông nghiệp. Tỷ trọng ngành thuỷ sản và tỷ trọng các sản phẩm mang tính cảnh quan sinh thái tăng lên, cơ cấu kinh tế nông- lâm- thuỷ sản đã theo hớng gắn liền với du lịch, dịch vụ. Một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm mũi nhọn và mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái đã đợc hình thành, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp các nông sản hàng hoá cao cấp, an toàn và yêu cầu cảnh quan, môi trờng. Khoa học công nghệ đã bắt đầu đợc biết đến với vai trò then chốt cho chuyển dịch cơ cấu qua việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, so với các điều kiện và yêu cầu phát triển cụ thể trong giai đoạn hiện nay ở Hà Nội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua còn chậm và cha rõ nét sinh thái, cha đạt yêu cầu về tốc độ và chất lợng chuyển dịch, khoa học - công nghệ cha đủ sức tạo nên sự thay đổi cơ bản mặt chất lợng và cơ cấu các yếu tố, đáp ứng thực sự đòi hỏi của một nền nông nghiệp đô thị sạch, an toàn và bền vững.

Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái trong hai giai đoạn từ 1991- 2000 và đặc biệt 2001-2005, luận án đã rút ra các đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch. Từ các đánh giá chung, có 8 nhóm vấn đề cần đợc giải quyết nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái trong giai đoạn tới là: (1) Tác động của đô thị hoá; (2) Công tác quy hoạch, kế hoạch; (3) Sự phát triển của cơ sở hạ tầng; (4) Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; (5) Vốn đầu t cho chuyển dịch cơ cấu; (6) Thị trờng tiêu thụ nông sản phẩm; (7) Vấn đề xây dựng, chỉ đạo và phối hợp thực thi chính sách; và (8) Mức độ tập trung đất đai, nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.

Cũng bằng tổng kết quá trình phát triển các phơng thức sản xuất nông nghiệp trong lịch sử và khái quát đặc trng và kết quả phát triển nông nghiệp Hà Nội qua các giai đoạn, luận án khẳng định rằng nội dung cơ bản để phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hớng sinh thái là thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (đặc biệt là theo ngành, theo vùng và theo kỹ thuật) để làm biến đổi ba đặc trng cơ bản (về sản phẩm, về bố trí sản xuất và về công nghệ kỹ thuật), đáp ứng các yêu cầu của nền nông nghiệp sinh thái.

Trên cơ sở nhận định trên đây và căn cứ vào các chủ chơng chính sách chỉ đạo của Đảng và Nhà nớc, các dự báo xu thế phát triển kinh tế ngoại thành, dựa vào phân tích các tiềm năng về tự nhiên- kinh tế-xã hội của Hà Nội, các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng và các vấn đề đặt ra về thực trạng chuyển dịch, luận án đã đề xuất định hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hà Nội đến năm 2010 theo ngành, theo vùng sinh thái và theo cơ cấu kỹ thuật.

Để thực hiện phơng hớng chuyển dịch cơ cấu đã đợc đề ra, nông nghiệp Hà Nội trong giai đoạn tới nhất thiết phải thực hiện tốt 7 nhóm giải pháp cơ bản, đó là: (1) Giải pháp về quy hoạch; (2) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; (3) Tăng cờng các hoạt động khoa học- công nghệ và khuyến nông; (4) Huy động vốn và hoàn thiện cơ chế đầu t cho chuyển dịch cơ cấu; (5) Hoàn thiện và phát triển thị trờng; (6) Tăng cờng đào tạo nguồn nhân lực, và (7) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách. Các nhóm giải pháp trên đây phải đợc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, trong đó coi quy hoạch là giải pháp hoa tiêu, cơ sở hạ tầng và khoa học-công nghệ là nền tảng và then chốt, thị trờng là huyết mạch, các giải pháp khác là những đòn bẩy quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu.

Danh mục Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 166 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w