Những thành công và nguyên nhân

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 113 - 117)

- Sản phẩm cảnh

2.3.1 Những thành công và nguyên nhân

2.3.1.1 Thành công

- Cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch theo hớng tạo ra các sản phẩm đặc trng của nền nông nghiệp sinh thái là sản phẩm cao cấp, an toàn và cảnh quan, tạo tiền đề hình thành một cấu trúc cân bằng tổng thể trong hệ sinh thái nông nghiệp trên các mặt tự nhiên-kinh tế và xã hội, cụ thể là:

+ Cơ cấu ngành nông- lâm -thuỷ sản bắt đầu có sự chuyển dịch rõ rệt từ sau năm 2000 nhờ vào việc khai thác hợp lý các tiềm năng (nhất là thuỷ sản và rừng), tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, phát triển nền nông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ. Thực tế chuyển dịch này đã góp phần quan trọng, đáp ứng một bớc yêu cầu thực phẩm chất lợng cao, tăng thu nhập và việc làm, cải thiện môi trờng, điều hoà khí hậu, tái sinh nguồn lực và đáp ứng nhu cầu du lịch- sinh thái ở thủ đô.

+ Cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hớng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ tuy cha đạt yêu cầu về mặt tỷ trọng nhng tốc độ tăng trởng khá nhanh, cũng cho thấy sự phát triển ngành nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá đa dạng và sinh thái.

+ Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt có sự chuyển dịch tích cực, rõ rệt theo hớng phát triển đa dạng các loại sản phẩm sạch, có giá trị kinh tế cao và giá trị cảnh quan môi trờng nh hoa- cây cảnh, rau sạch, lúa đặc sản, cây ăn quả cao cấp, đáp ứng đòi hỏi của nền nông nghiệp theo hớng sinh thái. Đây là kết quả đáng ghi nhận của quá trình chuyển dịch cơ cấu trong điều kiện khó khăn về mất đất canh tác trong vùng sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (nh hoa, cây cảnh, rau quả ở Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì).

+ Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi mặc dù không thay đổi nhiều nhng các sản phẩm đã phát triển đa dạng và có chất lợng hơn, đáp ứng đòi hỏi của nền nông nghiệp sinh thái, đô thị với các loại sản phẩm cao cấp nh lợn hớng nạc, bò sữa, gà thả vờn…đã bắt đầu phát triển nhanh trong giai đoạn 2001-2005.

+ Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hớng chú trọng xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và đặc dụng, thực hiện đúng hớng quy hoạch tạo ra một hệ sinh thái bền vững, bảo vệ môi trờng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch, giải trí cho nhân dân thủ đô.

+ Cơ cấu nội bộ ngành thuỷ sản đã chuyển dịch theo hớng tăng tỷ trọng dịch vụ giống, đặc biệt là các giống cao cấp nh tôm càng xanh, cá chim trắng, rô phi đơn tính. Đồng thời, việc phát triển các loại thuỷ đặc sản cao cấp đã đi theo đúng hớng quy hoạch, diện tích và sản lợng các loại thuỷ đặc sản cao cấp tăng lên khá nhanh cho thấy một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực hớng vào phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho tơng lai và đáp ứng nhu cầu sản phẩm cao cấp cho ngời dân Thủ đô.

- Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự chuyển đổi thực sự từ sau năm 2000 với việc hình thành bớc đầu một số vùng sản xuất tập trung theo hớng nông nghiệp sạch, đô thị, sinh thái và các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp theo hớng tạo cảnh quan, môi trờng và tái tạo nguồn lực, cụ thể là:

+ Các vùng sản xuất tập trung then chốt đã đợc hình thành nh vùng hoa Từ Liêm, vùng rau an toàn Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm vùng cây ăn quả Từ Liêm, Sóc Sơn, vùng thuỷ sản Thanh Trì. Đây là các trọng điểm sản xuất hàng hoá an toàn, có chất lợng và giá trị kinh tế cao. Việc bố trí các vùng này đã có ý thức theo h ớng đan xen kết hợp tạo cảnh quan không gian sinh thái chung. Hớng chuyển dịch đi vào thâm canh, chuyên môn hoá, kết hợp kinh tế sinh thái là một hớng đi đúng đắn, cho phép tăng thu nhập và tăng tr- ởng kinh tế, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trờng.

+ Hình thành 4 nhóm hộ chuyên môn hoá kết hợp đa dạng hoá, với các ngành sản xuất chính là hoa, rau, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với các cây trồng, vật nuôi bổ sung khác qua việc tập trung, tích tụ đất đai và tiền vốn của hộ. Các mô hình này đã phát huy tác dụng khá lớn trong việc sử

dụng đầy đủ nguồn tài nguyên, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trờng, và duy trì tái tạo nguồn lực cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp theo hớng khai thác giá trị sản phẩm phi ăn uống (cảnh quan môi trờng) để phát triển dịch vụ và tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng đợc hình thành từ kết quả phát triển kinh tế trang trại, hoặc từ nguồn vốn ngân sách đã trở thành nhân tố cốt lõi, điển hình cho việc phát triển nền nông nghiệp ngoại thành theo hớng đô thị, sinh thái trong những năm tới.

- Cơ cấu kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hớng tăng tỷ trọng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học, giảm tỷ trọng sử dụng các yếu tố thủ công, năng suất thấp và độc hại, cụ thể là:

+ Các tiến bộ khoa học công nghệ nh công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học đã đợc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ giống, tiếp theo là các kỹ thuật sản xuất an toàn, kỹ thuật bảo vệ thực vật và xử lý chất thải chăn nuôi.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật đợc nâng cấp một bớc, các công trình dự án đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã đợc chú trọng đầu t ., máy móc công cụ cơ đợc ứng dụng rộng rãi.

+ Cơ cấu đầu t cũng bắt đầu đợc chuyển dịch theo hớng tích cực để u tiên cho những đầu t có tác dụng trực tiếp đến việc đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất theo hớng phát triển một nền nông nghiệp sạch, sinh thái và chất lợng cao.

2.3.1.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghịêp ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua, trong đó những nguyên nhân quan trọng nhất là:

- Chủ trơng chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nớc: Thành phố đã sớm nhận thức đúng đắn xu hớng vận động và phát triển của nền nông nghiệp

ngoại thành, từ đó đề ra những chủ trơng chính sách thích hợp và chỉ đạo thực hiện có kết quả các chủ trơng chính sách đó để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hớng nông nghiệp sinh thái. Các chủ trơng chính sách này bao gồm:

+ Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nh chơng trình cải tạo đồng ruộng chuyển sang trồng hoa vùng Từ Liêm, chơng trình chuyển đổi sang sản xuất cây ăn quả vùng Từ Liêm, Đông Anh, chơng trình chuyển đổi chân ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả và dịch vụ du lịch Thanh Trì, Đông Anh, chơng trình phát triển sản xuất rau an toàn, chăn nuôi bò sữa và lợn hớng nạc.

+ Các chính sách khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất tập trung trong các hộ nông dân ngoại thành nh chính sách khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất qua các hình thức dồn thửa, đổi ruộng, khuyến khích thực hiện các quan hệ cho thuê, chuyển nhợng ruộng đất ở các vùng, các loại hình sản xuất cần phát triển sản xuất tập trung chuyên môn hoá. + Các chính sách đầu t phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, đầu t cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đầu t xây dựng và phát triển các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các làng nông nghiệp-đô thị- sinh thái ở các huyện ngoại thành v.v.

- Sự phát triển của lực lợng sản xuất và khoa học- công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: Đây là nhân tố then chốt tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo h- ớng sinh thái nói riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp phát triển với hệ thống kết cấu hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại hơn đợc áp dụng trong nông nghiệp cho phép nâng cao năng suất là điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu. Các thành tựu mới về công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học cho phép tạo ra những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao, thoả mãn nhu cầu của ngời dân về số lợng và chất lợng, từ đó có thể chuyển đổi bớt đất đai, nguồn lực sang sản xuất các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng tạo ra những phơng pháp sản xuất mới để sản xuất ra các sản phẩm sạch, an toàn và giảm bớt tác hại

đối với môi trờng, và hình thành những vùng sản xuất sinh thái, tập trung hoặc những mô hình nông nghịêp kết hợp nhằm duy trì và tái tạo đa dạng sinh học, bảo vệ môi trờng tự nhiên sinh thái.

- Sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng trung ơng và địa phơng: Sự chỉ đạo khá chặt chẽ của các cơ quan chức năng nh Sở NN & PTNT, Sở KH & ĐT Hà Nội, huyện uỷ, UBND các huyện và đội ngũ lãnh đạo chính quyền cấp xã tại các huyện ngoại thành đã góp phần quan trọng đạt đợc nhữngg kết quả đáng chi nhận của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghịêp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghịêp sinh thái trong thời gian qua. Dới những sự chỉ đạo này, các phơng án chuyển đổi cơ cấu sản xuất đợc lập kế hoạch và thực hiện trên tinh thần phát huy nội lực để khai thác triệt để các thế mạnh của vùng, địa phơng vào phát triển sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w