Bố trí sản xuất và phân công lao động trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 37 - 40)

Phân công lao động trong nông nghiệp là sự phân bố, sắp xếp lao động nông nghiệp thành từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể khác nhau căn cứ vào khả năng và trình độ của ngời lao động nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao tính chuyên môn hoá và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Phân

công lao động trong nông nghiệp ra đời là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển lực lợng sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nông nghiệp, và ngợc lại nó cũng có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển của khoa học-công nghệ. Bố trí sản xuất nông nghiệp là sự phân bố theo phạm vi lãnh thổ các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của từng vùng. Bố trí sản xuất nông nghiệp hình thành nên các vùng kinh tế nông nghiệp khác nhau mà cơ sở của nó là chuyên môn hoá và phân công lao động trong nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hệ quả trực tiếp của quá trình phát triển của phân công lao động, bố trí và chuyên môn hoá sản xuất để hình thành nên các ngành và các vùng kinh tế nông nghiệp khác nhau. Quá trình này lại gắn liền với sự phát triển của các phơng thức sản xuất nông nghiệp trong lịch sử. Trong các phơng thức sản xuất ban đầu, lực lợng sản xuất cha phát triển, phân công lao động và sự can thiệp của con ngời vào sản xuất còn hạn chế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đợc hình thành một cách tự phát và nghèo nàn. Sang đến nền nông nghiệp công nghiệp hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ cùng với tính sâu sắc của phân công lao động đã hình thành nên các vùng thâm canh và chuyên môn hoá cao độ trong những trang trại quy mô lớn. Vì động cơ lợi nhuận, con ngời chỉ bố trí sản xuất một hoặc một số ít các loại cây trồng cho năng suất cao mà không chú ý tới tính đa dạng của chúng. Kết quả là hình thành một cơ cấu kinh tế của nền nông nghiệp chuyên môn hoá cao độ làm nghèo kiệt nguồn lực và tàn phá môi trờng.

Trong phơng thức sản xuất nông nghiệp sinh thái, sự phân vùng và quy hoạch không gian nông nghiệp, mức độ chuyên môn hoá và bố trí sản xuất trong nội bộ từng vùng có ảnh hởng rất lớn đến việc hình thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái. Bố trí sản xuất và phân vùng nông nghiệp ở đây sẽ theo hớng hình thành các vùng nông nghiệp đan xen với các khu công nghiệp và đô thị, tạo cảnh quan sinh thái chung. Bên cạnh đó, bố trí sản xuất theo hớng kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá trong nội bộ từng vùng còn cho phép duy trì và tái tạo nguồn lực, bảo vệ môi trờng và hình thành nên một cấu trúc hài hoà, cân đối trong hệ thống nông nghiệp.

- Đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp vùng ven đô

Đô thị hoá là quá trình mở rộng các thuộc tính đô thị trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, môi trờng, văn hoá… trong các vùng hoặc các

quốc gia. Quá trình này làm xuất hiện những dòng ngời di chuyển về các khu đô thị để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn trong khi khả năng thu hút lao động của kinh tế đô thị chỉ có hạn. Đô thị hoá tạo động lực phát triển nhng cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho quá trình phát triển nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hớng sinh thái.

Đô thị hoá tạo động lực phát triển vì nó làm tăng dân số, tạo nhu cầu đồng thời cũng tạo ra các điều kiện phát triển thông qua quá trình mở rộng đầu t. Ví dụ ở Hà Nội hiện nay có khoảng 3 triệu dân trong đó gần 1,3 triệu ngời sống ở nội thành, chiếm khoảng 42% dân số Hà nội. Gần đây lao động nông nghiệp Hà Nội tăng bình quân mỗi năm khoảng 5,5%, với tốc độ tăng cao hơn chỉ số chung của toàn quốc trong suốt thập kỷ qua [30]. Dân số và nhu cầu của dân c về các sản phẩm nông nghiệp cao cấp, an toàn và nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí ngày càng nâng cao sẽ tạo động lực và sức ép to lớn trong phát triển nông nghiệp theo hớng sinh thái. Tất nhiên, các nhu cầu này sẽ có điều kiện đợc đáp ứng tốt hơn cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế đô thị.

Tuy nhiên, đô thị hoá cũng tạo nhiều khó khăn, thách thức về lao động, việc làm, môi trờng và các vấn đề xã hội khác làm cản trở quá trình phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái. Đô thị hoá mở rộng vành đai thành phố ra bên ngoài, làm giảm tơng đối diện tích và thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Chẳng hạn, diện tích đất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội tính đến năm 2003 giảm 3% so với năm 1995 [30] và trong thời kỳ 2001-2005 giảm bình quân mỗi năm 1000 ha [12]. Đô thị hoá còn gây ra ô nhiễm môi trờng, nguồn nớc và làm nhiễm độc tố các sản phẩm nông nghiệp. Đô thị hoá cũng gây ra thất nghiệp và rất nhiều tệ nạn xã hội khác. Vì thế, việc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bố trí lại sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng ngoại ô sẽ là những hoạt động tất yếu do sức ép của đô thị hoá.

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp là một trong các vấn đề quan trọng nhất của phát triển đô thị có ảnh hởng đến phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hớng sinh thái. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nh giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, điện và hệ thống xử lý chất thải, n- ớc thải… là những đòn bẩy quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp theo hớng sinh thái, bền vững. Giao thông phát triển làm cho quá trình vận chuyển đầu vào và các nông sản phẩm thuận lợi, giảm thiểu chi phí, tăng sức mua của ngời tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hớng sinh thái. Hệ thống thông tin, bu điện cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác về giá cả, số lợng, chủng loại hàng hoá, phục vụ yêu cầu thị trờng và chuyển đổi sản xuất. Hệ thống điện cho phép áp dụng các khâu công việc bằng máy, góp phần quan trọng tăng năng suất, chất lợng, đổi mới sản phẩm và phục vụ các vùng sinh thái. Hệ thống thuỷ lợi và xử lý nớc thải, chất thải cũng tạo điều kiện cơ bản cho công tác tới tiêu, sử dụng triệt để nguồn lực và đảm bảo môi trờng trong sạch. Nh vậy, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp có vai trò quan trọng nền tảng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hớng sinh thái, bền vững.

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 37 - 40)