Căn cứ đề xuất định hớng

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 129 - 133)

- Sản phẩm cảnh

3.2.1Căn cứ đề xuất định hớng

Việc đề xuất định hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái đến năm 2010 đợc dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây:

3.2.1.1 Đờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nớc

Các chủ trơng, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nớc là căn cứ quan trọng đầu tiên để xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu cho giai đoạn tới. Các chủ trơng, chính sách này bao gồm:

Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị - khoá VIII

Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000 đã đề ra t t- ởng chỉ đạo cho việc phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hớng nông nghiệp sinh thái nh sau:

"Phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hớng nông nghiệp đô thị sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Từng bớc nâng cao chất lợng các sản phẩm nông nghiệp. u tiên xây dựng vành đai xanh, rau sạch để phục vụ đời sống và bảo vệ môi tr- ờng, phát triển các làng nghề truyền thống, chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Giải quyết tốt thị trờng tiêu thụ nông sản. Gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới theo hớng văn hoá, sinh thái, từng bớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa nội thành và ngoại thành" [2].

Chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô Hà Nội 2001-2010

Một số định hớng cơ bản phát triển ngành nông nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2010 nh sau [49]:

- Từng bớc cao cấp hoá các sản phẩm nông nghiệp, hiện đại hoá công nghệ nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 là 3%

- Quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh nh: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, gia cầm, thuỷ sản.

- Tập trung đầu t phát triển công nghệ sinh học, chế biến, xử lý, bảo quản sau thu hoạch. Xây dựng và phát triển những trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống theo phơng pháp công nghệ sinh học hiện đại

Định hớng chiến lợc phát triển không gian đô thị Hà Nội đến 2010 [19]

Định hớng chiến lợc phát triển không gian đô thị Hà Nội đến năm 2010 đã chỉ ra việc xây dựng Hà Nội thành trung tâm đô thị hạt nhân gắn với các chùm đô thị đối trọng (chùm đô thị Sóc Sơn- Xuân Hoà- Phúc Yên và chùm đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây) và mạng lới đô thị vệ tinh bao gồm các thị trấn, thị tứ của các huyện ngoại thành Hà Nội.

Nh vậy, đến năm 2010 dự báo không gian đô thị sẽ đợc mở rộng ra tới các thành phố vệ tinh, trong đó các khu vực phát triển mở rộng và phát triển mới bao gồm: (1) Tây Bắc và Tây Nam huyện Từ Liêm; (2) Phía Nam và Tây Nam huyện Thanh Trì ; (3) Khu vực Bắc Thăng Long, xung quanh đầm Vân Trì, huyện ĐôngAnh, và khu vực huyện lỵ‏ Đông Anh- Cổ Loa; (4) Khu vực Gia Lâm- Đức Giang, Sài Đồng,Yên Viên, Trâu Quỳ huyện Gia Lâm. Theo quy hoạch, cho đến 2010, Sóc Sơn vẫn đợc coi là vùng ít chịu ảnh hởng của đô thị hoá.

Nh vậy, dự báo từ nay cho đến năm 2010 không gian đô thị và ven đô của Hà Nội sẽ phân chia thành 3 khu vực rõ rệt, đó là:

(1) Khu vực nội đô, ít biến động nhất, với phạm vi địa giới hành chính của 9 quận nội thành trở về trung tâm Thủ đô;

(2) Khu vực phát triển mở rộng và phát triển mới, nhạy cảm nhất, bao gồm diện tích các vùng giáp ranh giữa các quận, các khu đô thị, khu công nghiệp với các vùng phát triển mở rộng thuộc các khu đô thị vệ tinh;

(3) Khu vực ven đô thị bao gồm các xã xa của các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm và phần lớn các xã của huyện Sóc Sơn.

Chuyển dịch cơ cấu và bố trí sản xuất nông nghiệp theo hớng sinh thái sẽ phải căn cứ vào quy hoạch không gian đô thị trên đây để hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp cho phù hợp.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 [20]

Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 đã xác định một số chỉ tiêu cơ cấu và mục tiêu phát triển nh sau (phụ lục 1,2,4,7,8):

Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010

Chỉ tiêu đến năm 2010

Nông nghiệp Trồng trọt: 53-56% - chăn nuôi- thuỷ sản: 34-37%, dịch vụ : 9-10% Trồng trọt L. thực: 27-38% - rau đậu: 24-28% - hoa: 14-21% - C. ăn quả: 4-19% Chăn nuôi Gia súc: 45-50%- tăng lợn hớng nạc, bò thịt và bò sữa

Gia cầm:18-26%- tăng nuôi chăn thả, kết hợp nuôi tập trung.

Thuỷ sản Sản lợng các loại đạt 15.000 tấn

Diện tích tôm càng xanh đạt 100 ha

Lâm nghiệp Tiếp tục chăm sóc, bảo vệ 6.630 ha rừng hiện có Chú trọng rừng phòng hộ và đặc dụng

Cơ cấu vùng Hình thành 10 vùng (hoa, rau-rau sạch, lúa đặc sản, cây ăn quả, lợn- lợn nạc, bò sữa, bò thịt, cá, gia cầm, giống cây trồng vật nuôi).

Tỷ trọng DT hoặc SL tối thiểu: 40-45%, tối đa: 80-90% Cơ cấu kỹ

thuật Giao thông vành đai, nội đồng, kênh mơng, thiết bị tới, xử lý nớc thải lọc 3 lớp, khu xử lý chất thải rắn ở 5 huyện. Công nghệ cao, sạch, sinh học trong các khâu giống, kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, chế biến bảo quản, xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.

Cơ cấu vốn Trực tiếp: 45-52% - CSHT: 30-35% - Chế biến bảo quản: 12-13%

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 3.2.1.2 Dự báo xu thế phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn.

Dự báo về mất đất nông nghiệp trong quá trình quy hoạch không gian đô thị Hà Nội tới năm 2010 [20]

Theo dự báo này, đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp sẽ còn lại 35.612 ha chiếm 38,8% tổng diện tích đất tự nhiên, và đến năm 2020 ha chỉ còn lại 28.050 ha, chiếm 30,5% tổng diện tích đất tự nhiên, (năm 2003 diện tích đất nông nghiệp đang còn chiếm 51,5% diện tích đất tự nhiên). Trong sự biến động này, các huyện mất nhiều diện tích nhất (tính từ 1998 đến 2010) là Đông Anh (2521 ha), Gia Lâm (1689 ha), Từ Liêm (1572 ha), và huyện mất ít nhất là Sóc Sơn (55 ha) (Phụ lục 9). Điều này sẽ tiếp tục gây sức ép hơn nữa

đến chuyển dịch cơ cấu và bố trí các vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý, nhằm khắc phục khó khăn của việc mất đất trong quá trình đô thị hoá.

Dự báo về dân số [30]

Biểu 3.2: Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2010

2005 2010

Tổng dân số 3.074.700 3.515.500

Tr.đó: -Dân đô thị 1.893.000 2.194.500

- Dân ngoại thị 1.181.700 1.322.000 - Dân vãng lai 600.000 1000.000

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 129 - 133)