Sự phát triển của khoa họccông nghệ

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 36 - 37)

Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái nói riêng. Bởi vì, sự phát triển của khoa học và công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, mà nó còn làm thay đổi cả phơng thức lao động, tạo khả năng đổi mới nguyên tắc và phơng pháp sản xuất theo hớng giảm tác hại môi trờng. Khoa học-công nghệ phát triển sẽ cho phép áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến (giống mới, nghành nghề mới, mô hình sản xuất mới và các phơng tiện sản xuất mới) an toàn môi truờng.

Thật vậy, cách mạng sinh học cùng với cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá trong lịch sử phát triển nông nghiệp đã có tác động lớn để hình thành nên những giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao, chất lợng tốt và khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trờng. Nhờ tăng năng suất, nhu cầu nông sản của xã hội, trớc hết là lơng thực đợc đáp ứng, từ đó nông nghiệp có thể rút bớt các điều kiện sang sản xuất các ngành trồng trọt giá trị kinh tế cao và đáp ứng yêu cầu môi trờng sinh thái (sản xuất cây ăn quả, hoa, sinh vật cảnh, cây d- ợc liệu..), các ngành chăn nuôi, thuỷ đặc sản (lợn nạc, bò sữa, gà thịt, trứng, cá, tôm thuỷ sản có giá trị cao), các loại cây lâm nghiệp có tác dụng kinh tế và môi trờng, cũng nh các dịch vụ du lịch sinh thái trong các vùng nông thôn ngoại thành.

Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra sự đổi mới nguyên tắc và ph- ơng pháp sản xuất từ đó hình thành những mô hình sản xuất mới, đó là những mô hình nông nghiệp kết hợp cho phép bảo vệ và tái tạo nguồn lực, tạo cảnh quan môi trờng. Các mô hình sản xuất mới này cũng là những nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng sinh thái. Nhiều mô hình sản xuất nông nghịêp kết hợp nhằm duy trì và tái tạo đa dạng sinh học đã đợc sử dụng ở các quốc gia châu á (Thái lan, ấn độ, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc…) nh các mô hình kết hợp lúa nớc - thuỷ sản, vờn cây- ao cá- chăn nuôi, hoặc các mô hình trồng cây ăn quả-du lịch sinh thái… Một trong những mô hình sản xuất cho phép giảm sử dụng thuốc trừ sâu hoá chất đã đợc áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia thuộc châu Mỹ La tinh (Brazin, Colombia, Achentia và Mexico) và châu á (trong đó có Việt Nam) là mô hình quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM). Đây là việc áp dụng quan điểm sinh thái vào phòng chống sâu bệnh, trên cơ sở coi đồng ruộng là một hệ sinh thái, bằng việc áp dụng một hệ thống các biện pháp có thể dung hoà với nhau nh sinh học, hoá học, canh tác và giống chống chịu sâu bệnh. IPM không loại trừ hoá học nhng phải sử dụng một cách chọn lọc để giảm độc tố đối với các nhân tố sinh học. Các biện pháp này phải ít tốn kém, phù hợp với trình độ kinh tế-xã hội của các hệ sinh thái, với mục đích hạn chế các sinh vật gây hại dới ngỡng kinh tế, tức là đảm bảo chi phí phòng chống sâu bệnh tối đa bằng thiệt hại do sâu bệnh gây nên.

Nh vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng nông nghiệp sinh thái. Báo cáo phát triển con ngời của Liên hiệp quốc (UN, 2001) đã xác định “công nghệ sinh học là chìa khoá của sự tiến bộ đối với các nớc đang phát triển. Công nghệ di truyền học và vi khuẩn đang đợc sử dụng ngày càng nhiều để tạo ra những sản phẩm đa dạng mang tính sinh học, sinh thái”. Với những cơ hội vàng trong thế giới hợp tác, công nghệ sinh học nổi lên nh một ngời chơi toàn cầu trên màn hình quốc tế [65].

Một phần của tài liệu những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành hà nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w