Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2004, 2005 và 2006 được
thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của GENTRACO từ 2004 – 2006 6
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 CL 05/04
(%)
CL 06/05
(%) 1 Doanh thu 1.727.807 2.233.458 1.878.809 29,27 -15,88
2 Các khoản giảm trừ 938 359 -61,73 -100,00
3 Doanh thu thuần 1.726.869 2.233.099 1.878.809 29,31 -15,87 4 Giá vốn hàng bán 1.639.792 2.113.944 1.761.099 28,92 -16,69 5 Lợi nhuận gộp 87.077 119.155 117.710 36,84 -1,21 6 Doanh thu từ HĐTC 9.335 8.463 12.136 -9,34 43,40 7 Chi phí tài chính 15.555 24.735 35.110 59,02 41,94 8 Chi phí bán hàng 67.911 72.988 64.176 7,48 -12,07 9 Chi phí quản lý DN 8.719 18.877 11.507 116,50 -39,04
10 Lợi nhuận thuần 4.227 11.018 19.053 160,66 72,93
6
11 Thu nhập khác 7.369 4.871 2.019 -33,90 -58,55 12 Chi phí khác 346 40 1.176 -88,44 2840,00 13 LN khác 7.023 4.831 843 -31,21 -82,55 14 LN trước thuế 11.250 15.849 19.896 40,88 25,53 15 Thuế TNDN 1.437 3.897 4.685 171,19 20,22 16 LN sau thuế 9.813 11.952 15.211 21,80 27,27
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, tình hình kinh doanh của công ty hiện tại diễn ra
rất tốt, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều cao, nhìn chung có lúc tăng, lúc giảm nhưng doanh thu các năm vẫn cao hơn 1.500 tỷ đồng/năm và lợi nhuận sau thuế thì liên tục tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, lợi nhuận tăng so với năm
2004 là 21,81% (khoảng 11.953 triệu đồng) và đến năm 2006 thì tăng 27,25% so với năm 2005, đạt trên 15.210 triệu đồng. Còn về doanh thu thì năm 2005 tăng cao so với năm 2004 nhờ doanh thu các mặt hàng gạo và phụ phẩm, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc tăng cao, công ty đã mở rộng xuất khẩu các mặt hàng gạo thơm, gạo sắt,… qua
thị trường Iran. Bên cạnh đó công ty còn mở rộng qua kinh doanh nuôi trồng thủy sản, ngành kinh doanh điện thoại, thiết bị viễn thông ngày càng mở rộng mạng lưới, đưa
nhiều sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng vào kinh doanh. Đồng thời, hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty khác như Bia Sài Gòn, Du Lịch An Giang, Bao Bì Bình Tây có hiệu quả tốt.
Đến năm 2006, doanh thu của công ty giảm rõ rệt so với năm 2005, giảm 15,88%,
còn chưa đạt mức 2.000 tỷ đồng, thấp hơn so với kế hoạch đề ra khoảng 11%. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do sản lượng kinh doanh gạo xuất khẩu giảm, kế hoạch
cả nước xuất khẩu gạo năm 2006 là 5 triệu tấn nhưng do tình hình dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm sản lượng lúa trên cả nước, và đến 2 tháng cuối năm 2006, chính phủ tạm ngưng xuất khẩu gạo, nước ta chỉ xuất khoảng 4,7 triệu tấn.
Còn về ngành kinh doanh nguyên liệu thức ăn gia súc so với năm 2005 cũng giảm, do
công ty chuyển hướng kinh doanh từ chuyên cung cấp cho các nhà máy thức ăn gia súc
tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyển sang cung cấp cho các trang trại tại đồng bằng Sông
Cửu Long. Về ngành hàng điện thoại di động: do trong năm 2006, theo nghị quyết Đại
hội cổ đông, công ty tham gia góp vốn vào công ty Cổ phần Viễn Thông Miền Tây và chuyển phần lớn hoạt động kinh doanh chính nên doanh thu của ngành hàng này giảm hơn 50% so với kế hoạch đề ra.
Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó, các khoản làm giảm trừ doanh thu của công ty giảm đi đáng kể. Năm 2004, các khoản làm giảm trừ doanh thu chiếm trên 937 triệu đồng, đến năm 2005, giảm 61.73%, chỉ còn khoảng 359 triệu đồng và đến năm 2006 thì các khoản
giảm trừ doanh thu bằng không. Điều này cũng một phần lí giải lí do vì sao doanh thu biến động tăng giảm mà lợi nhuận vẫn tăng đều qua các năm. Bên cạnh đó, chi phí quản
lý doanh nghiệp trong năm 2006 cũng giảm nhiều (giảm 39.04%) so với năm 2005. Có được kết quả như vậy là nhờ quyết tâm cải tiến hoạt động, đưa hoạt động của công ty đi
theo chiều sâu: năm 2006, công ty đã tiến hành cấu trúc lại bộ máy tổ chức, mạnh dạn đưa những cán bộ nòng cốt trẻ, có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt vào các khâu trọng yếu.
Nhìn vào biểu đồ thống kê doanh số bán hàng của công ty qua 3 năm, ta thấy:
Công ty hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực như: gạo, xăng dầu, điện
thoại di dộng, thẻ các loại, phân bón, nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn gia súc... và ngay từ ban đầu công ty đã xác định mặt hàng chủ lực là gạo xuất khẩu. Tỷ trọng kinh
doanh gạo trên tổng doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Năm 2004, kinh doanh gạo
chỉ chiếm khoảng 46,23% trên tổng doanh thu, nhưng đến năm 2005 đạt mức 60,4% và
năm 2006 là 63,87%. Ngành hàng phân bón do hoạt động không hiệu quả nên chỉ tồn tại đến hết năm 2004, doanh thu ngành này chỉ chiếm tỷ trọng rất ít trên tổng doanh thu
tiêu thụ cả năm: chưa đến 0,01%. Thay vào đó là sự ra đời của ngành hàng nuôi trồng
thủy sản. Thấy được triển vọng phát triển của ngành nên đến năm 2005, công ty bắt đầu
sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Do mới thành lập nên tỷ trọng doanh
thu của ngành này trên tổng doanh rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,13%. Nhờ ưu thế của
vùng đồng bằng Sông Cửu Long, rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển,
nên chỉ sau một năm hoạt động công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Doanh thu cũng tăng lên rất nhiều, từ 3.007 triệu đồng năm 2005 lên hơn 22.154 triệu đồng năm 2006 7, tăng gần 20 tỷ đồng.