Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của công ty trong thời gian đầu là hết sức khó khăn và tốn kém nhiều chi phí hơn là doanh thu thu lại từ việc bán sản
phẩm gạo An Lạc trong nội địa. Dần về sau khi đã thành công trong việc xây dựng
thương hiệu sản phẩm gạo nội địa với sản phẩm gạo bổ dưỡng, phù hợp với tình trạng
sức khỏe, tạo dược niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng, công ty có thể mở rộng
quy mô vùng nguyên liệu, tăng lượng cung ứng sản phẩm ra thị trường trong nước và thế giới, đưa công ty trong ý thức của khách hàng không chỉ mang đến sự no ấm cho
khách hàng mà còn đem đến sức khỏe, niềm tin và niềm vui cho khách hàng.
Kinh phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng thương hiệu:
Bảng 6.2. Dự toán ngân sách đầu tư năm 2008
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008
Chi phí nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu 2.000 Chi phí xây dựng các thành phần thương hiệu 500
Chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân sự 200
Chi phí quản lý 300
Chi phí xác lập quyền sở hữu trí tuệ 1,5
Chi phí khác 198,5
Đang trong quá trình nghiên cứu sản phẩm mới, GENTRACO phải chuẩn bị vốn cho giai đoạn sau, bước vào giai đoạn giới thiệu và phát triển sản phẩm, chi phí cho xây
dựng, quảng bá thương hiệu tăng lên và và theo đó doanh thu hàng năm cũng tăng:
Bảng 6.3. Dự toán ngân sách và ước lượng doanh thu qua các năm
ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chi Phí Triệu đồng 5.000 5.800 6.300 6.400
Chi phí bán hàng và xúc tiến thương mại Chi phí quảng cáo Chi phí quảng bá Web Chi phí cho hoạt động PR Chi phí khác Triệu đồng 500 3.000 500 700 300 500 3.500 500 1.000 300 500 4.000 500 1.000 300 500 4.000 500 1.100 300
Doanh thu gạo An Lạc Triệu đồng 720 1.080 1.530 2.340
Sản lượng gạo An Lạc Tấn 40 60 85 130 Giá bán bình quân đồng/kg 18.000 18.000 18.000 18.000
Do đầu tư vào thương hiệu là một khoản đầu tư dài hạn, nên ngay từ ban đầu nếu
chỉ tính hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu gạo trên lĩnh vực tài chính - chỉ dựa theo chi phí đầu tư và doanh thu bán sản phẩm – thì việc đầu tư này sẽ hoàn toàn không có hiệu quả. Nhìn vào bảng dự toán ngân sách và ước lượng doanh thu ở trên ta cũng có
thể thấy, doanh thu thu lại qua các năm từ gao An Lạc còn nhỏ hơn rất nhiều so với
khoảng ngân sách mà công ty đã đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu. Nhưng yếu tố
mà ta cần quan tâm ở đây không chỉ là doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm gạo An
Lạc mà còn là tính hiệu quả của hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu sản
phẩm, uy tín công ty, sự nhận biết, hiểu biết và ưa thích nhãn hiệu sản phẩm gạo của công ty, độ lớn của kênh phân phối cho dòng sản phẩm gạo An Lạc…
Để biết được hiệu quả của hoạt động truyền thông, xây dựng và quảng bá thương
hiệu sản phẩm cách tốt nhất là thông qua các ý kiến của người tiêu dùng, những người có tác động gián tiếp nhưng có phần rất lớn quyết định tính đúng đắn của các chiến lược
và sự thành bại của doanh nghiệp. Có thể thông qua bình chọn của người tiêu dùng về
sản phẩm hay cũng có thể thiết kế mẫu câu hỏi thăm dò ý kiến của người tiêu dùng để
biết được hiệu quả của các hoạt động xây dựng thương hiệu tại công ty. Các ý kiến cần
thu thập gồm:
Có bao nhiêu người biết đến thương hiệu?
Khách hàng hiểu về các đặc tính, tính cách của thương hiệu, sản phẩm đó như thế
nào?
Hoạt động truyền thông nào mà người tiêu dùng thấy ấn tượng và dễ nhớ nhất?
Họ nhớ những yếu tố nào của thương hiệu đó?
Người tiêu dùng/khách hàng có mối liên hệ/nhận xét về thương hiệu đó thế nào?
Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó?
Tóm lại: Dựa theo mô hình xây dựng thương hiệu nhánh, hướng đến thị trường là các siêu thị, đại lý, và những người tiêu dùng ở chợ, chủ yếu là những người có thu nhập
cao, sinh sống ở thành thị. Công ty đưa thương hiệu của mình phát triển trong góc thị trường có chất lượng và giá cả từ trung bình đến cao. Để cạnh tranh tốt, công ty phát
triển sản phẩm của mình theo hướng định vị người sử dụng, tạo ra những sản phẩm gạo
phục vụ nhu cầu chuyên biệt của đối tượng người sử dụng. Sản phẩm gạo mới của công
ty mang nhãn hiệu gạo An Lạc, với 3 dòng sản phẩm khác nhau là: sản phẩm gạo lức
phục vụ cho những người bị bệnh đau bao tử, ung thư…, gạo bổ xung hàm lượng chất
sắt cho những phụ nữ đang mang thai, gạo hạn chế hàm lượng gluco cho những người
bệnh tiểu đường…Với các hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm như: quảng cáo
qua tivi, báo, mạng Internet, trưng bày tại hội trợ, thực hiện các hoạt động PR…
GENTRACO tạo sự nhận biết, hiểu và ưa thích sử dụng sản phẩm gạo An Lạc, đưa sản
phẩm của mình vào lòng khách hàng. Tất cả các hoạt động xây dựng, quảng bá thương
hiệu sản phẩm của công ty đều phải tạo cho khách hàng niềm tin và thấy được niềm vui khi được sử dụng sản phẩm gạo của công ty.
Chương 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ