Thị trường kinh doanh gạo nội địa trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 " docx (Trang 41 - 42)

Nhiều năm qua, Việt Nam luôn đứng trong top các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, năm 2006, xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau

Thái Lan. Thế nhưng, xuất khẩu chỉ cao về số lượng mà thấp về chất lượng và giá cả,

chất lượng gạo của Việt Nam còn chưa ổn định và thiếu cả thương hiệu lẫn tên gọi

không chỉ đối với mặt hàng chất lượng thấp mà cả gạo chất lượng cao cũng vậy. Do

vậy, giá trị thu về từ xuất khẩu gạo còn thấp.

Thực trạng cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh gạo lớn của nước ta chỉ mãi lo xuất khẩu mà quên mất thị trường nội địa, vốn được xác định là thị trường có nhiều tiềm năng về gạo chất lượng cao mà ít người biết đến. Theo một cuộc điều tra: có 65% ý kiến

cho rằng họ sẽ sẵn sàng chuyển sang sử dụng loại gạo mới nếu chất lượng thật sự tốt hơn, mặc dù giá có cao hơn khoảng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg14. Dân số nước ta

khoảng 85 triệu người, đây là một nhu cầu rất lớn mà hiện tại nguồn cung gạo chất lượng cao trong nước chưa đáp ứng được.

Người tiêu dùng Việt Nam thì ngày càng quan tâm đến yếu tố chất lượng. Siêu thị

Co.op Mart Cần Thơ cho biết: trong 3 năm gần đây doanh số tiêu thụ mặt hàng gạo tăng

bình quân 30%/năm. Hiện siêu thị tiêu thụ khoảng 3 tấn gạo/tháng. Còn theo ông Huỳnh

Tiến Dũng, Giám đốc công ty TNHH Minh Cát Tấn, một trong những đơn vị đi đầu

trong việc xây dựng thương hiệu gạo với tên gọi Kim Kê cho biết, xu hướng tiêu dùng thế giới là mua gạo đóng gói với thương hiệu rõ ràng, nhưng người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen này. Vậy làm gạo đóng gói và xây dựng thương hiệu cho gạo tại Việt

Nam là cần thiết chưa, liệu có thể làm thay đổi thói quen người tiêu dùng? Để trả lời câu

hỏi này, công ty nghiên cứu và khảo sát thị trường. 100% mẫu điều tra cho rằng nếu có thương hiệu rõ ràng thì người tiêu dùng mua loại gạo này15

Thương hiệu gạo ngoại đang được sử dụng một cách tràn lan trên thị trường hiện

nay. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về cái giá đắt phải trả cho việc sử dụng tên các gạo ngoại để đặt cho gạo Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam để cho người tiêu dùng lầm tưởng khi sử dụng gạo nội mà tưởng là gạo ngoại. Hiện tại, trên thị trường

14

Theo Nguyễn Thị Kim Nhị. 2006. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long

Xuyên. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Đại học An Giang.

15

gạo, nhiều loại gạo bán tại chợ và các cửa hàng được ghi tên gạo Mỹ, gạo thơm Mỹ, gạo thơm Thái, gạo thơm Đài Loan… nhưng thực ra theo bà Nguyễn Thị Phụng, bán gạo tại Trung tâm Thương mại Cái Khế, thành phố Cần Thơ: “Hầu hết các loại gạo gắn theo tên

nước ngoài đều có xuất xứ trong nước. Các tên gọi này do những người bán gạo tự đặt.

Hiện nay, gạo bán trên thị trường nội địa chất lượng, chủng loại và xuất xứ rất lộn xộn. Dù đã ít nhiều có kinh nghiệm trong nghề nhưng nhiều lúc tôi cũng mua lầm gạo chất lượng thấp với giá cao về bán ra không được phải chịu lỗ”16.

Thực trạng này càng cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh gạo Việt Nam cần

thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Tình trạng sản xuất manh

mún, thiếu quy hoach; việc bán lúa gạo qua nhiều trung gian và thiếu bao bì, nhãn hiệu… sẽ tạo khó khăn rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu

cho gạo. Hiện nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu gạo như gạo

Kim Kê (công ty TNHH Minh Cát Tấn), gạo Hồng Hạc, Hương Việt, Chín con rồng vàng (Công ty Lương thực Tiền Giang_Tigifood), Nàng thơm Chợ Đào, Tài Nguyên… (Công ty cổ phần Xây lắp - cơ khí và lương thực thực phẩm_Mecofood)… Nhìn chung

các thương hiệu gạo trên thị trường nội địa còn ít, nhiều loại gạo đã có thương hiệu nhưng vẫn còn mang các tên gọi chưa chính xác hoặc còn quá chung chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 " docx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)