Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, Ban lãnh đạo công
ty có quyết định ngân sách đầu tư cho xây dựng, phát triển thương hiệu gạo trong
khoảng từ 5 - 7% doanh thu hàng năm, tuy nhiên hiện tại, công ty chỉ mới đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch cụ thể nào cho việc xây dựng, quảng bá,
phát triển thương hiệu gạo. Cũng chưa xác định tầm nhìn, sứ mệnh cho thương hiệu của
công ty, Ban lãnh đạo công ty chỉ mới đề ra định hướng chung trong tương lai là sẽ xây
dựng thương hiệu gạo nhưng công việc chuẩn bị nền tảng cho xây dựng thương hiệu
cũng chưa được xúc tiến mạnh mẽ.
Chuẩn bị về nhân sự: trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty có thể nói là đạt cao: trong tổng số 230 cán bộ công nhân viên năm 2006 thì có 1 Thạc sĩ, 80 người có trình độ Đại học, còn lại đều có trình độ Cao đẳng hay Trung học. Chưa có
phòng marketing riêng, công ty cũng chưa có chức danh quản lý thương hiệu, chưa có
kế hoạch đầu tư nhân sự cho xây dựng thương hiệu như chủ động cử nhân viên tham gia các lớp học về việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, các lớp kỹ năng truyền thông,
quản lý thông tin… duy chỉ có hàng tuần công ty tổ chức tập huấn về ISO – HACCP cho những cán bộ chủ chốt như trưởng, phó các phòng ban và những cán bộ quản lý phân xưởng.
Về cơ sở vật chất: để chuẩn bị cho xây dựng thương hiệu gạo công ty đã đầu tư
nhiều cho dây chuyền công nghệ, thêm nhiều máy lau bóng gạo và ở phân xưởng sản
xuất gạo chất lượng cao được trang bị một hệ thống máy tách màu. Công ty đã lập một
bộ phận riêng trực thuộc phòng kinh doanh quản lý về chất lượng trong sản xuất - bộ
phận quản lý HACCP, bộ phận này đảm nhiệm luôn cả việc xem xét lựa chọn những
công nghệ mới cho dây chuyền sản xuất.
Về nguồn nguyên liệu: nguyên liệu chủ yếu là thu mua ở Thốt Nốt và một số nơi
lân cận ở trong tỉnh và khu vực. Công ty chưa xây dựng được vùng nguyên liệu cho
riêng mình, nhưng để chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến công ty đã ký hợp đồng với phòng Công nghiệp và Thương mại huyện, theo đó phòng Công nghiệp và
Thương mại huyện sẽ chịu trách nhiệm thu mua lúa từ phía người nông dân theo đúng
những tiêu chuẩn mà công ty đưa ra, còn công ty thì trả tiền với giá cao hơn so với giá
thị trường từ 50 – 100 đồng/kg, lượng thóc gạo thu về tương đối ổn định. Về sau này, nhiệm vụ thu mua nguyên liệu dần thuộc về các kho xưởng sản xuất, chỉ khi nào các kho không thu gom đủ nguyên liệu thì công ty mới phụ trách tiếp.
Nhìn chung, hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu tại công ty GENTRACO
trong thời gian quan có một số ưu - nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Mạng lưới phân phối nội địa tương đối tốt.
13
Công ty đã có nhận thức tốt về thương hiệu và các lợi ích của việc xây dựng thương
hiệu cho công ty hay sản phẩm.
Ban lãnh đạo công ty đã đánh giá cao tầm quan trọng của các công việc trong xây
dựng thương hiệu, quyết định mức đầu tư rất cao cho công việc này.
Được sự cộng tác của phòng Công nghiệp và Thương mại huyện, công ty có được đầu vào ổn định. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, tiêu chuẩn
về vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và GENTRACO là một trong những công ty kinh doanh lương thực đạt tiêu chuẩn HACCP đầu tiên trên cả nước.
Uy tín thương hiệu công ty ngày càng được nâng cao, nhận được nhiều giải thưởng như: Sao vàng đất Việt năm 2003, 2005, 2006, Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng… và nhiều giải thưởng khác.
Nhãn hiệu, bao bì cho các sản phẩm gạo đóng gói của công ty khá bắt mắt.
Công ty trang bị được hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt, công nghệ tiên tiến,
hiện đại.
Nhược điểm:
Chưa có phòng chuyên trách quản lý về marketing và thương hiệu, các nghiên cứu
phục vụ cho xây dựng và phát triển thương hiệu được thực hiện rất ít.
Chưa bố trí được lực lượng nhân sự phục vụ cho xây dựng và phát triển thương
hiệu, chưa có chức danh quản lý thương hiệu.
Nhận thức về tầm quan trọng của các công việc xây dựng thương hiệu trong các nhân viên công ty có đúng nhưng còn chưa đủ.
Việc xây dựng hệ thống truyền thông cho công ty còn yếu, thông tin về công ty rất
khó tìm thấy và ít nghe nói đến, biết được chủ yếu qua trang Web của công ty, nhưng các nội dung trang Web còn rất ít. Chưa tạo được hệ thống truyền thông tĩnh
nhất quán cho toàn công ty. Thương hiệu công ty ít được người tiêu dùng biết đến.
Nguy cơ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm có thể xảy ra.
Công ty chỉ mới tiến hành nghiên cứu sự thỏa mãn của khách hàng với hoạt động
hiện tại, chưa tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng để ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, mang lại nhiều hơn giá trị gia tăng cho khách hàng và người tiêu dùng.
Chương 5
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Qua tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại GENTRACO
đã thấy được nhận thức, ý thức phát triển thương hiệu, hiện trạng xây dựng và định hướng phát triển thương hiệu gạo tại công ty, đây chính là những cơ sở cho việc xây
dựng thương hiệu tại công ty. Và một phần nữa không thể thiếu trong giai đoạn chuẩn
bị xây dựng thương hiệu là phân tích thị trường, mà cụ thể là: phân tích các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu gạo, tìm hiểu các thương hiệu cạnh tranh và phân tích khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh gạo, mà chủ yếu là kinh doanh gạo nội địa, từ đó phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu cho mặt hàng gạo của công ty.