Hỏi: Cách chế biển nhãn thành long nhãn?

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 86 - 87)

Đáp: Lò sấy long nhãn H−ng Yên (hình 5) xung quanh bằng gạch dày 10cm. Cao 1,0m- 1,2m; chiều ngang và chiều dọc là 1,0mx1,40m. Cách đáy lò 90-100cm đặt 1 tấm phên đan bằng tre hoặc nứa, đan theo kiểu mành mành, làm chỗ để nhãn khi sấy. Phần phía trên mành còn khoảng trống 20-30cm. Giữa nền đáy đặt 1 bếp than nhỏ đ−ờng kính mặt bếp trung bình 20-25cm, cao 25cm. Thành t−ờng phía ngoài có cửa lò đặt sát nền chính giữa để di chuyển bếp khi cần thiết. Nh− vậy khoảng cách từ mặt bếp than đến tấm phên để nhãn khoảng 70cm. Để nhiệt tỏa đều và ngọn lửa không bốc thẳng làm cháy phên và nhăn, ở phần giữa tấm phên và bếp than nên buộc một tấm sắt hoặc nhôm mỗi bề độ 25cm. Cắm một nhiệt kế để đo nhiệt độ trong lò.

Hình 5: Cấu tạo lò sấy nhãn

Nguyên liệu để sấy và công nghệ sấy

Nhãn dùng làm long nhãn phải để thật chín mới thu hoạch. Th−ờng thì giống nhãn nào cũng đều sấy đ−ợc nh− giống nhãn đ−ờng phèn và nhãn n−ớc cho long nhãn tốt hơn cả. Thời gian

từ lúc hái đến lúc đ−a vào sấy càng ngắn càng tốt. Chùm nhãn ngắt xuống đem bẻ cuống ngăn bớt, bỏ lá và những quả sâu bệnh và quả quá nhỏ.

Lò đốt: Bao giờ cũng phải đốt lò tr−ớc một thời gian rồi mới sấy vì lúc đầu lò nhiều khói sẽ ảnh h−ởng đến chất l−ợng sản phẩm. Mặt khác có đủ thời gian để nâng nhiệt độ của lò đạt đến mức nóng cần thiết (50-600C).

- Xếp nguyên liệu vào lò: Rải một lớp quả lên trên tấm phên tre dày khoảng 10-15cm, sau đó đậy kín bằng vài lớp bao tải hay chiếu để giữ nhiệt.

- Nhiệt độ trong lò bảo đảm 50-600C là phù hợp và một mẻ sấy chỉ cần 10-12 giờ. Nếu

nhiệt độ thấp d−ới 500C thì thời gian sấy phải kéo dài, nếu nhiệt độ cao trên 600C thì nhãn sẽ bị “sôi” vữa cùi hoặc cháy hỏng long nhãn.

- Trong quá trình sấy phải đảo và trở th−ờng xuyên, ít nhất là trong 2 tiếng 1 lần: Làm từ ngoài vào trong, từ d−ới lên trên, đảm bảo cho phần nào của quả cũng đ−ợc sấy và khô đều.

- Khi thấy quả nhãn đã rời khỏi cuống, vỏ chuyển màu hạt dẻ, vỏ hơi khô, lấy tay bóp thấy rỗng bên trong, bóc vỏ thấy cùi nhãn có màu vàng đậm hoặc nâu nhạt, dẻo, dai không −ớt là có thể cho ra lò. Bình quân 10kg nguyên liệu sẽ đ−ợc 1kg long nhãn.

- Sau khi ra lò, để nguội hẳn, chờ lúc có nắng to đem bóc vỏ, tách hạt, lấy cùi riêng ra, rải một lớp mỏng trên giần sàng hoặc nia, phơi trong 2-3 ngày cho cùi nhãn khô thêm, lên màu cành gián sẫm, sờ không dính tay là đ−ợc. Chú ý năng đảo trong lúc phơi và vệ sinh chống ruồi, nhặng.

Long nhãn phơi xong để nguội hẳn rồi bảo quản trong túi nilông (túi chất dẻo PE hoặc PP hoặc PVC) rồi dán kín miệng túi. Điều kiện bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. ở nông thôn có thể để trong chum, vại, hoặc hòm tủ đều đ−ợc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 86 - 87)