Hỏi: Lợi ích của việc bón vôi cho đất đồi núi?

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 74)

Đáp: Đất đồi núi ở n−ớc ta phần lớn có phản ứng chua nhiều, độ pH(KCl) thông th−ờng nhỏ hơn 4,5, l−ợng nhôm di động cao, cation kiềm và kiềm thổ rất nghèo, độ no bazơ thấp 25 - 40%, dẫn đến l−ợng lân dễ tiêu rất nghèo. Muốn thâm canh lâu dài trên đất dốc nhất thiết phải bón vôi cải tạo đất. Bón vôi có nhiều tác dụng:

- Cải tạo đ−ợc lý tính đất: Sau khi bón vôi đất trở nên thoáng xốp, vì keo đất hấp thụ đ−ợc nhiều canxi nên keo đất không bị phân tán nữa, đất có cấu trúc tốt hơn.

- Đất có bón vôi giúp cho vi sinh vật trong đất hoạt động và phát triển mạnh. Vi sinh vật hoạt động và phát triển sẽ phân giải chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho cây trồng.

- Cải tạo đ−ợc hóa tính của đất: Vôi có tác dụng khử độc cho cây vì nhôm di động đ−ợc kết tủa làm cho cây không bị ngộ độc vì nồng độ nhôm quá cao. Mặt khác lân và kali ở dạng khó tan sau khi bón vôi trở nên dễ tan, đạm đang ở dạng hữu cơ chuyển sang vô cơ rất nhanh. Nh− vậy cây có thêm nguồn dinh d−ỡng để sinh tr−ởng và phát triển.

L−ợng vôi bón cho 1 ha tùy thuộc độ chua của đất cao hay thấp. Thông th−ờng dùng 1 tấn vôi cho 1 ha. Rắc đều vôi trên mặt, sau đó cày bừa lại để vôi đ−ợc trộn đều vào đất. Hoặc bón vào hố nh− ở phần trên đã nêu. Phải nói rằng nhờ có bón vôi mà phẩm chất cây ăn quả ở vùng đồi nói chung, nhãn nói riêng đ−ợc cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 74)