Hỏi: Ph−ơng pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại v−ờn vải gồm các biện pháp gì?

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 49 - 51)

biện pháp gì?

Đáp: Ph−ơng pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp là một h−ớng có lợi trong nông nghiệp mà ngày nay nhiều n−ớc trên thế giới đang áp dụng. Theo h−ớng này cây vải đ−ợc bảo vệ tốt, giữ gìn đ−ợc môi tr−ờng trong lành, không phải dùng đến quá nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu với ph−ơng châm lấy phòng là chính sau đó mới đến trừ nhằm đạt mục đích kinh tế, an toàn có hiệu quả cao.

Để phòng trừ sâu bệnh trong v−ờn phải vận dụng các ph−ơng pháp về kỹ thuật nông nghiệp, sinh học, hóa học, vật lý thủ công và các ph−ơng pháp nhằm khống chế các nguồn sâu bệnh hại d−ới ng−ỡng gây hại, bảo vệ đ−ợc thiên địch, giữ đ−ợc cân bằng về mặt sinh học và không gây ô nhiễm môi tr−ờng sống.

1. Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp: Thay đổi tập quán quảng canh bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao sức chống chịu sâu bệnh của cây, cải thiện môi tr−ờng v−ờn cây, có điều kiện thuận tiện cho sự phát triển của các thiên địch sâu bệnh hại vải. Các biện pháp đó bao gồm:

- Thực hiện đúng quy trình chăm sóc vải: Bón phân đúng thời vụ đúng kỹ thuật, xới xáo, làm cỏ, t−ới n−ớc thu dọn làm vệ sinh v−ờn vào dịp mùa đông.

- Cắt tỉa cho cây sau thu hoạch. Loại bỏ các cành yếu, cành có bệnh, cành mọc v−ợt, các cành che khuất lẫn nhau, những cành già v.v.. tạo cho tán cây thông thoáng.

- Các biện pháp nhằm hạn chế lộc cành mùa đông.

- Bố trí hợp lý cơ cấu giống trong v−ờn để có thể hạn chế “nguồn thực phẩm” của một loại sâu bệnh nào đó. Ví dụ: ô v−ờn trồng thuần giống vải chín muộn sâu đục quả th−ờng ít hơn so với v−ờn vải trồng lẫn giống vải chín sớm, chính vụ và chín muộn.

2. Biện pháp sinh học

Bảo vệ và du nhập các loại sinh vật có ích khống chế các loại sâu hại trong v−ờn vải. Ví dụ nuôi và thả một loại ong ký sinh trên trứng bọ xít vải, nuôi thả ong sinh trên sâu non của sâu đục quả.

3. Biện pháp hóa học

Có thể dùng các loại thuốc thảo mộc và các loại thuốc chế từ các chất hóa học với −u điểm là có hiệu lực nhanh kịp thời dập tắt các ổ dịch nếu có. Cần chú ý việc chọn loại thuốc cho đúng đối t−ợng và mục đích, chọn nồng độ thích hợp, chọn thời gian phun và kỹ thuật phun cho có hiệu quả.

Có thể kham khảo lịch dùng thuốc trong năm với sâu bệnh hại vải:

- Tháng 2-3 trừ nhện: Dicofol 0,12%; Bi58 - 0,05%; L−u huỳnh-vôi 0,5-độ Bômê. - Tháng 3-4 trừ bọ xít (trứng, sâu non) phun 90% Dipterex pha loãng 600-800 lần.

- Tháng 5-7 trừ sâu đục quả và bọ xít. Dùng 25% -Sát trùng song pha loãng 500 lần hỗn

hợp với 90% Dipterex pha loãng 800 lần. Chú ý phòng trừ bệnh mốc s−ơng khi gần thu hoạch quả.

- Tháng 7-8 thu hoạch quả xong, làm vệ sinh v−ờn cây phun l−u huỳnh-vôi 0,2 độ Bômê.

- Tháng 10-12 trừ sâu đục thân, đục cành dùng DDVP pha loãng 50% bơm vào các lỗ đục

4. Biện pháp thủ công, vật lý, cơ giới

Ví dụ: Diệt bọ xít qua đông trên cây bằng cách rung cây cho chúng rụng xuống, bắt diệt; hay bơm thuốc vào các lỗ đục của sâu đục thân, cắt cành héo bị sâu phá. Thắp sáng đèn trên cây làm cho dơi sợ không dám đến, hay để dẫn dụ một vài loài b−ớm để bắt và giết v.v..

Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đối với vải là việc làm còn mới mẻ cần đi sâu nghiên cứu, thực hiện để ngày thêm hoàn chỉnh.

Hỏi, đáp về CÂY NHãN

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 49 - 51)