Đáp: Những bệnh th−ờng gặp ở nhãn là : Bệnh thối hoa của nhãn vải.
Sau tết âm lịch, khí hậu miền Bắc th−ờng ẩm và lạnh thuận tiện cho bệnh mốc s−ơng và s−ơng mai phát triển. Bệnh th−ờng bắt đầu khi cây ra giò hoa (tháng 12), gây hại nặng trong tháng 2 làm cho các chùm hoa thối khô, có màu nâu ảnh h−ởng đến việc ra hoa đậu quả.
Thiệt hại do bệnh gây ra có thể cục bộ trên từng v−ờn, từng khu vực, có tr−ờng hợp lan rộng trên quy mô lớn. Thiệt hại có thể làm giảm 80- 100% năng suất quả trên cây.
Phòng trừ: Dùng Boocđô 1%,hay Ridomil-MZ 0,2%, Anvil 02%, Score 0,1%. Có thể dùng hỗn hợp Ridomil-MZ 0,2% với Anvil 0,2% để phun. Phun làm 2 lần: lần thứ nhất 1 khi cây ra giò, lần thứ 2 khi giò hoa nở 5-7 ngày.
*Bệnh tổ rồng hại hoa:
Bệnh bắt đầu xuất hiện trên một số cành sau đó lan ra các cành xung quanh ở một số cây trong v−ờn, bắt đầu từ tháng 12 khi cây ra giò hoa cho tới hết tháng 3. Bệnh làm cho chùm hoa sun lại không nở đ−ợc, hoa dị dạng, khác th−ờng. Các chùm hoa này th−ờng không cho quả. Ch−a có biện pháp phòng trừ. Các hộ gia đình trồng nhãn gặp tr−ờng hợp này th−ờng cắt bỏ chùm hoa, gom lại đem đốt để đề phòng bệnh lây lan.
* Bệnh u sần, nứt thân cành.
Bệnh gây hại trên các cây có độ tuổi cao hoặc ở một cây chiết. Các nốt u và sần hoặc đơn lẻ hoặc kéo từng đám. Khi già các u sần có vết nứt nẻ bề mặt và nứt nẻ xung quanh ăn sâu vào vỏ cây. Các cây bị nặng th−ờng cành lá xơ xác quả nhỏ, năng suất kém. Nguyên nhân gây bệnh ch−a đ−ợc nghiên cứu. Nông dân th−ờng cạo các vết u sần và bôi lên đó một hỗn hợp gồm có đất sét + phân bò + 666.
Bệnh thối rễ ở cây non. Dùng Benlat 0,2% để phun.
Ngoài các loài sâu bệnh trên, cây nhãn còn có những loài sâu bệnh hại khác có ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng và năng suất của cây nh−: mối, rệp, tơ hồng, bênh sùi cành, bệnh thối rễ, v.v.