Hỏi: Triệu chứng thiếu đạm, lân, kali ở vải và cách khắc phục?

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 32 - 33)

phân hữu cơ ngoài các nguyên tố đa l−ợng nh− đạm, lân, ka li, magiê và canxi có các nguyên tố vi l−ợng nh− sắt, kẽm, bo, môlipđen, v.v... là những thức ăn rất cần cho cây. Trong 1 tấn phân lợn có hàm l−ợng đạm t−ơng đ−ơng với 20 - 25 kg sulfat đạm, 20 kg supe lân, 10 kg sulfat kali.

So với phân hóa học, phân hữu cơ phân giải chậm cần cho nhu cầu các giai đoạn phát triển của vải, mặt khác còn làm cho đất tơi xốp, lý tính và hóa tính của đất đ−ợc cải thiện làm tăng thêm khả năng thoát n−ớc và giữ n−ớc tốt cho đất.

Việc trồng xen các cây họ đậu trong v−ờn vải, ngoài các sản phẩm thu hoạch, phần còn lại (rễ, thân lá) của cây trồng xen vùi trong đất làm tăng thêm nguồn phân hữu cơ cho cây.

32. Hỏi: Triệu chứng thiếu đạm, lân, kali ở vải và cách khắc phục?Đáp: Đáp:

+ Đạm rất cần cho cây ở các giai đoạn sinh tr−ởng. Đạm có tác dụng nâng cao năng suất và phẩm chất quả. Thừa đạm sẽ làm cho cành lá phát triển quá mạnh, ảnh h−ởng đến phân hóa mầm hoa, gây nên rụng hoa, rụng quả, sản l−ợng thấp và phẩm chất quả kém.

Cây thiếu đạm thể hiện: Các đợt lộc mọc yếu, lá cành bé, có màu vàng, biên lá hơi cong lại, lá rụng sớm, rụng hoa và rụng quả nhiều. Thiếu đạm kéo dài cây sẽ mọc yếu tán cây thấp bé, tuổi thọ ngắn.

Để khắc phục cần bón nhiều phân hữu cơ (bón lót) và bổ sung các phân đạm hóa học vào các giai đoạn cần cho cây nh− lúc ra lộc cành, ra hoa kết quả, đợt lộc cành mùa thu, v.v... Có thể dùng 0,3 - 0,5% urê để bón lên lá.

+ Lân giúp cho sự phát triển của rễ, tăng c−ờng khả năng chống hạn, chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, sự phát dục của quả, sự thành thục của hạt. Nâng cao phẩm chất của quả.

Cây thiếu lân thể hiện: Lá vải to hơn, màu tối, ở mức độ nghiêm trọng thì ở mút lá và biên lá có màu vàng nâu cục bộ và lan dần ra đến gân chính.

Dùng phân hữu cơ để bón cho cây, đất đồi chua cần bón vôi tr−ớc khi trồng, mỗi hố 1 kg vôi bột. Có thể dùng 2 - 3% supe lân hay 0,3% Biphosphat- kali (KH2PO4) hòa với n−ớc để phun lên lá.

+ Kali giúp cho cấu tạo các mô thêm cứng cáp. Việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây đ−ợc thuận lợi. Kali làm tăng tính đề kháng của cây, nh−: chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp cho quả lớn nhanh và thành thục, tăng đ−ợc phẩm chất quả, tăng khả năng cất giữ, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả. Thiếu kali sắc lá hơi nhạt, ở mút lá có hiện t−ợng trắng màu tro khô, biên lá có màu nâu gụ dần dần lan xuống tận gốc lá.

Cách khắc phục: Bón phân hữu cơ, không dùng đơn độc phân đạm hóa học mà phải phối hợp với phân kali, dùng tro bếp. Cần thiết thì dùng n−ớc tro bếp 2 – 3% để phun lên lá.

+ Vậy hàm l−ợng N, P, K trong lá vải có ý nghĩa gì ?

Hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng trong lá vải phản ánh tình hình dinh d−ỡng của cây, đây là căn cứ khoa học để có biện pháp bổ sung dinh d−ỡng kịp thời và tiết kiệm.

Theo kết quả phân tích lá vải giống Nuô mí x− và Hoài chi ở Quảng Đông vào thời kỳ có quả non thấy hàm l−ợng N trong lá: 0,931 - 2,096%, P2O5: 0,077 - 0,207%, K2O: 0,124 - 0,333. Còn ở Quảng Tây tại trạm nghiên cứu vải Bắc L−u kết quả nh− sau N: 1,76 - 1,78%, P2O5: 0,254 - 0,278%, K2O: 0,75 - 0,92% . Từ những phân tích trên có thể thấy ở thời kỳ quả non trong lá có hàm l−ợng đạm cao nhất rồi đến kali, hàm l−ợng lân ít nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hỏi đáp về Nhãn - Vải doc (Trang 32 - 33)