I. Bức tranh chung về đồng bào DTTS và cơ sở pháp lý cho sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo
2- Thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.1. Tình hình đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số
Với những điều kiện về tự nhiên, xã hội như trên cho thấy đời sống của bà con DTTS trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, tỷ
lệ nghèo đói chung của vùng dự án là 59.18%, riêng các DTTS luôn có tỷ lệ nghèo cao hơn lên đến 65,43%. Tỷ lệ nghèo đói giữa các nhóm dân tộc khác nhau là khác nhau. Các DTTS có xu hướng cư trú tại các vùng thấp, có dân số đông hơn như Mường, Tày thường có tỷ lệ nghèo ít hơn. Những nhóm định cư biệt lập như dân tộc H’mông lại có tỷ lệ nghèo cao hơn (hình 2.2).
Hình 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo theo nhóm DTTS.
Nguồn: Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ
Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ của các DTTS còn phụ thuộc vào số người của dân tộc đó. Từ hình trên cho thấy Người Nùng, người Thổ có số dân ít hơn các dân tộc khác nhưng lại có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (dân tộc Nùng có 204 người, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 80.60%, dân tộc Thái có 238 người, tỷ lệ hộ nghèo 79.03%). Người Mường chiếm 90.44% sô DTTS nhưng lại có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất so với các dân tộc khác (41.80%), đây cũng là một đặc điểm của người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Các nhóm DTTS có dân số đông hơn, trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn thì tỷ lệ hộ nghèo thường thấp hơn các dân tộc có dân số ít hơn.
Tài sản của người dân tộc không có gì, thiếu lương thực, quần áo, nhiều hộ gia đình đói đứt bữa, diện thiếu ăn từ 6-10 tháng/năm là phổ biến, chưa kể
đói giáp hạt, đói do thất thu mùa vụ, thiên tai. Trẻ em ít được chăm sóc và học hành, diện học sinh từ lớp 9 trở đi đếm được trên đầu ngón tay. Thất nghiệp còn cao và rõ rệt, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như thiếu đất đai, thiếu tư liệu sản xuất, trình độ người dân thấp…
Thu nhập của người DTTS thấp, từ 2,5-2,9 triệu đồng/năm, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác rừng, với trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất, phương thức sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nguy cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của người dân tộc gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại nghèo nàn. Phần lớn bà con trao đổi buôn bán qua các buổi chợ phiên, thường 1 tuần mới họp 1 lần và chỉ họp chợ vào buổi sáng, sảm phẩm trao đổi buôn bán không được nhiều, không đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm qua các năm nhưng phần lớn vẫn nằm ở mức giáp danh nghèo, ranh giới giữa người trong diện nghèo đói và không thuộc diện nghèo đói rất mong manh, chỉ cần điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo lại tăng lên nhanh chóng. Mỗi năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát nghèo vẫn còn tương đối lớn. Điều đó cho thấy một phần là do sự giảm nghèo chưa bền vững tại các địa bàn nơi có đông các DTTS sinh sống.
Người DTTS chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện sinh sống gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng ở nơi đây kém phát triển, đường xá đi lại thường là đường đất, chất lượng mặt đường quá xấu, khe suối nhiều. Khi vào mùa mưa, đường xá bị sạt lở, lầy lội, cầu cống bị hư hỏng hoặc bị cuốn trôi xảy ra thường xuyên, gây không ít khó khăn cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa của bà con, làm tách biệt giữa vùng này với vùng khác. Tuy hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa đã có trạm y tế nhưng các trang thiết bị dụng cụ y tế ở hầu
hết các trạm thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Chất lượng khám chữa bệnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bà con, tình trạng bà con người dân tộc bị đau ốm không đến trạm y tế mà mời thầy cúng về nhà chữa bệnh còn phổ biến.
Hiện nay đời sống của bà con DTTS đã được cải thiện hơn trước do có sự quan tâm của Nhà nước và của tỉnh qua các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo. Nghèo đói giảm là do kinh tế phát triển, người DTTS sống định cạnh định cư, tập chung phát triển sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên người dân tộc các xã vùng cao vẫn mang nặng phương thức sản xuất theo tập quán cũ, năng xuất các cây trồng chính như ngô, lúa còn chưa cao, cây sắn thì 1-2 năm mới cho thu hoạch. Do đó tỷ lệ nghèo đói của người dân tộc vẫn còn ở mức cao.