Tính công bằng

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 66 - 67)

III. Đánh giá dự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

4- Tính công bằng

Dự án đã hướng tới đúng đối tượng, đó là những xã nghèo, các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh. Những nơi xa nhất, heo hút nhất của tỉnh cũng nhận được sự hỗ trợ từ dự án. Các hộ nghèo luôn được tưu tiên hơn trong việc bình chọn các công trình, các tiểu dự án, các mô hình nông nghiệp…

Các DTTS khác nhau về cơ bản là có cơ hội và quyền tham gia như nhau vào dự án, dù là dân tộc Mường chiếm đa số hay dân tộc Dao chiếm đa số. Các thôn bản càng ở vùng sâu, vùng xa, càng khó khăn thì càng được ưu tiên về thời gian (thực hiện trước), cũng như về số lượng, khối lượng đầu tư. Các nhóm DTTS khác nhau được dự án trao quyền và tạo cơ hội tham gia như nhau, không có sự khác biệt về tính chủ động cũng như hiệu quả của việc trao quyền. Hơn thế nữa, các dân tộc có số lượng ít hơn (dân tộc Dao, dân tộc Mông) thường được chú ý và ưu tiên hơn

Bên cạnh đó, dự án cũng bộc lộ một số hạn chế trong việc thực hiện công bằng xã hội:.

Sự lồng ghép chưa tốt nên có thôn bản nhận được nhiều nguồn đầu tư, nhưng lại có những thôn bản ở xa, cách biệt về địa lý lại không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ cơ sở về công bằng còn chưa đúng mức, tư tưởng “cào bằng, chia đều” còn tồn tại, nhiều khoản hỗ trợ giành cho một nhóm đối tượng khó khăn nhất có thể bị mang đi chia đều cho cả cộng đồng, có những hộ nghèo đã vượt qua được chuẩn đói nghèo nhưng vẫn được hưởng ưu đãi giành cho hộ nghèo.

Bất bình đẳng giới chưa được quan tâm, vai trò của phụ nữ và hộ DTTS còn mờ nhạt trong quá trình tham gia vào dự án. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào dự án thấp hơn nhiều so với nam giới do học vấn thấp (hầu hết phụ nữ dân tộc trên 30 tuổi ở vùng cao không biết chữ), do tập quán (chủ yếu là chồng đi họp), do tự ti (đi họp chủ yếu chỉ ngồi nghe, ít tham gia ý kiến vào các công

việc của thôn bản mình. Ở các thôn cũng chưa thấy có biện pháp gì để khắc phục những yếu điểm cố hữu của phụ nữ để tăng cường sự tham gia cho họ.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w