Tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao dân trí cho người DTTS

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 86 - 90)

II- Các điều kiện để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

7. Tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao dân trí cho người DTTS

Thất học và nghèo đói có mối quan hệ nhân quả. Việc thất học, mù chữ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và ngược lại sự nghèo đói sẽ dẫn tới thất học, dân trí thấp. Mối quan hệ tác động qua lại này là cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đeo đẳng từ ngàn đời nay đối với người DTTS. Bởi vậy chăm lo cho giáo dục, hướng dẫn người dân tộc cách làm ăn, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khuyến nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển ngành nghề là rất quan trọng trong việc giúp đồng bào DTTS tự vươn lên thoát nghèo.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa để cải thiện trình độ hiểu biết cho người dân. Phải mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người dân tộc xóa mù chữ, ngăn ngừa tình trạng tái mù chữ. Chuẩn bị mọi điều kiện, cơ sở vật chất và sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, tập chung vào công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường là người DTTS.

Đa dạng hóa các loại hình dạy và học: phát triển và hoàn thiện các điều kiện phục vụ tại các điểm bán trú dân nuôi tại các trung tâm cụm xã, nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường dân tộc nội trú, mở các lớp xóa mù chữ với sự tham gia học tập của những người DTTS.

Cần quan tâm đến các chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập, miễn tất cả các khoản đóng góp đối với học sinh là con em người DTTS từ bậc tiểu học cho đến hết đại học.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật trong sản xuất cho người DTTS, hướng dẫn họ cách làm ăn sao cho có hiệu quả. Tổ chức các hộ đi thăm quan, trình diễn về các phương pháp canh tác mới. Có chương trình bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi cho người dân tộc. Lựa chọn và cử đi đào tạo người dân trong thôn bản theo mùa

vụ rồi chính những người này sẽ chỉ dẫn cho người dân thôn bản mình các cách thức làm ăn để có thể thoát nghèo.

8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thông tin tuyên truyền cấp cơ sở hệ thống thông tin tuyên truyền cấp cơ sở

Đào tạo các cán bộ tuyên truyền phục vụ công tác tuyên truyền tới đồng bào DTTS. Cán bộ tuyên truyền nên là người DTTS vì họ hiểu được các phong tục tập quán trong đời sống của người dân, đồng thời tâm lý cùng dân tộc sẽ làm cho người dân tin tưởng hơn. Các cán bộ tuyên truyền phải phát huy được vai trò nòng cốt của mình trong công việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người DTTS. Cần chú trọng việc tuyên truyền loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống của người DTTS cản trở sự phát triển của cộng đồng.

Đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền như: hệ thống phát thanh, trụ sở để tiến hành các cuộc họp thôn. Chấm dứt tình trạng một số thôn không có địa điểm đủ rộng nên các cuộc họp chỉ mang tính chiếu lệ, không đảm bảo điều kiện để thực hiện quyền “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.

KẾT LUẬN

Sự tham gia của người DTTS vào các dự án xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết và cần được mở rộng và nâng cao. Sự tham gia của họ góp phần đem lại thành công cho các dự án giảm nghèo. Một mặt, nó góp phần đạt được các mục tiêu của dự án. Mặt khác, sự tham đó làm nâng cao nhận thức, trình độ dân trí cho người dân tộc, có thể huy động được nguồn lực tại chỗ, sự ủng hộ của người dân và làm tăng tính đoàn kết trong cộng đồng người DTTS. Nhận thức được điều này, dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho người dân tộc tham gia vào tất cả các hợp phần của dự án, chính vì vậy đã khuyến khích được sự tham gia nhiệt tình của người dân.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, sự tham gia của người dân vẫn còn những hạn chế. Điều này được suất phát từ hai phía: người dân và lãnh đạo các cấp. Trong thờì gian tới , tỉnh cần phải có những biện pháp phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế để có thể tăng cuờng sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS trong công tác xoá đói giảm nghèo của mình, để có thể đạt được các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-Giáo trình Chương trình dự án phát triển Kinh tế xã hội, Nxb Thống kê Hà Nội.

2-TS Ngô Thắng Lợi, Th.s Vũ Cương (2007), Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong tiến trình hội nhập, NXB Lao động – xã hội.

3-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sổ tay hướng dẫn lập KHPT KTXH hàng năm ở cấp xã.

4-Tổng quan về dự án “ Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ”.

5-Báo cáo đánh giá tài chính với đoàn VICA của Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ.

6-Báo cáo kết thúc dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ.

7-Báo cáo cuối cùng về giá trị đền bù và tái định cư của dự án giảm nghèo.

8-Các phụ lục báo cáo kết thúc dự án.

9-Tài liệu chuẩn của 15/20 xã thực hiện dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Internet: 1- www.ubdt.gov.vn 2- www.beta.molisa.gov.vn 3- www.chiase.mpi.gov.vn 4- www.mpi.gov.vn 5- www.phutho.gov.vn 6- www.vietbao.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: KẾT QUẢ VỀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC VÀ Y TẾ

Loại khóa học học viên Tổng số tham gia

Học viên nam Học viên nữ Học viên người DTTS Học

viên % Học viên % Học viên %

Giáo dục 543 83 15.3 460 84.7 293 54

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w