Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành giám sát cho cán bộ cơ sở

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 82 - 83)

II- Các điều kiện để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành giám sát cho cán bộ cơ sở

quản lý, điều hành giám sát cho cán bộ cơ sở

Đối tượng đào tạo bao gồm: các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Chính quyền (HĐND, UBND), đoàn thể, các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản, nội dung đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng. Mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành xã hội tại thôn bản, các cách thức giải quyết các vấn đề hành chính trong cộng đồng, các kiến thức về giám sát đầu tư, lập kế hoạch…Phương pháp đào tạo có hiệu quả nhất là phương pháp giảng bài trong các lớp học tập chung, giáo viên sẽ giảng bài sau đó cho mọi người thảo luận với nhau để rút ra những kết luận thống nhất. Ngoài ra, việc đào tạo có thể tiến hành bằng cách cho cán bộ đi thăm quan học hỏi tại các xã, các thôn bản có công trình, dự án mà việc bố trí hoạt động, tổ chức thực hiện được tiến hành tốt để có thể rút kinh nghiệm áp dụng tại địa bàn của mình. Đối với cán bộ thôn bản thì việc đào tạo phải có giáo trình phù hợp với trình độ của họ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở phải được tiến hành thường xuyên, trung bình mỗi năm 1lần.

Có chế độ phụ cấp phù hợp cho các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là các cán bộ thôn bản (trưởng thôn, trưởng bản) để khuyến khích sự đóng góp công sức của họ cho công việc chung của thôn bản. Ngoài chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước, các huyện, xã nhất cũng cần phải có kinh phí hỗ trợ cho công việc của cán bộ thôn bản do tính chất công việc và địa bàn hoạt động của họ khó khăn hơn các cán bộ cơ sở khác. Nên chăng bổ xung thêm chế độ “phó thôn” để giúp đỡ công việc cho trưởng thôn, trưởng bản. Phó thôn là có thể là người trẻ tuổi hơn, có học vấn hơn, nhanh nhẹn hơn, có thể do dân bầu ra hoặc chỉ định. Phó thôn sẽ giúp trưởng thôn các công việc chuyên môn và cũng là để đào tạo cán bộ trẻ tại thôn bản của người dân tộc.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w