Một số hạn chế trong quá trình tham gia dự án giảm nghèo của người DTTS

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 70 - 71)

IV. Một số kết luận chung về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

2- Một số hạn chế trong quá trình tham gia dự án giảm nghèo của người DTTS

người DTTS

Sự tham gia nhiệt tình của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo đã góp phần làm nên thành công của dự án. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn có những hạn chế như sau:

2.1. Sự tham gia của người DTTS vào các bước của dự án còn hạn chế và mang tính hình thức chế và mang tính hình thức

Sự tham gia của người DTTS vào khâu lập kế hoạch cho dự án còn rất hạn chế. Việc lập kế hoạch được tiến hành ở các cấp trên (cấp tỉnh), người dân chỉ tham gia vào các kế hoạch hàng năm và các hợp phần của dự án. Việc đánh giá thực hiện dự án không có sự tham gia của người DTTS. Công tác đánh giá được thực hiện bởi các cấp trên cao hơn (cấp tỉnh, cấp huyện), người dân không có cơ hội trong việc tham gia vào khâu này.

Đối với công tác đào tạo nâng cao năng lực thì tiêu chuẩn chọn đi đào tạo khá cứng nhắc, tạo nên những rào cản cho người DTTS tham gia. Trong các mô hình ứng dụng nông nghiệp thì người dân chỉ tham gia vào việc lựa chọn mô hình chứ ít đề xuất, nên có những mô hình chưa phù hợp với phong tục tập quán và thói quen canh tác của người DTTS.

Việc thiết kế các hạng mục công trình được triển khai tại thôn bản cũng không có sự tham gia của người DTTS một cách rộng rãi. Người dân chỉ tham gia vào các công trình đơn giản, không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Đối với những công trình có quy mô lớn hơn, đòi hỏi về mặt kỹ thuật sẽ do nhà thầu đảm nhiệm, nếu công trình đó thuộc quyền quản lý của xã, thôn bản thì phải đi thuê ngoài cho công tác thiết kế này.

Ngoài những hạn chế của về sự tham gia của người DTTS trong dự án đã được trình bày ở trên thì sự tham gia đó vẫn còn mang tính hình thức ở một số khâu của dự án, cụ thể:

Công tác giám sát thực hiện dự án còn mang nặng tính hình thức. “Giám sát” theo cách hiểu truyền thống của người dân tộc là “xem” người ta có làm không (còn người ta làm đúng với các yêu cầu hay làm sai thì người dân cũng không biết), tham gia vào bước này cũng có sự khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, thậm trí trong một xã, Ban giám sát cũng khó có đầy đủ đại diện của các dân tộc.

2.2. Sự bất bình đẳng về giới trong việc tham gia vào dự án của người DTTS người DTTS

Sự tham gia của phụ nữ trong các bước của dự án còn hạn chế. Vai trò của người phụ nữ trong việc tham gia vào dự án chưa được quan tâm đúng mức. Phụ nữ thường ít đi họp thôn, và có đi họp cũng ít tham gia phát biểu ý kiến thậm trí là không tham gia. Các công việc như tham gia bình chọn các tiểu dự án, lựa chọn các mô hình…nam giới tham gia là nhiều. Tình trạng “nam bàn, nữ làm” còn phổ biến ở các thôn bản. Ở các thôn bản cũng chưa thấy có biện pháp gì đáng kể để khắc phục tình trạng này cũng như tăng cường sự tham gia của họ.

2.3. Đối tượng tham gia chưa đầy đủ, chất lượng của sự tham gia chưa cao chưa cao

Dự án giảm nghèo đã huy động được đông đảo sự tham gia của người DTTS và các cán bộ địa phương. Tuy nhiên, có một đối tượng mà BQLDA dường như đã bỏ qua, đó là các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Hầu hết người dân đều trực tiếp tham gia vào dự án mà không qua các tổ chức đoàn thể nào. Vai trò của các tổ chức này trong cuộc sống của người dân thật sự mờ nhạt.

Bên cạnh đó, chất lượng tham gia của người dân chưa cao, đây cũng là một hạn chế về sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w