II. Thực trạng tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ
3- Giám sát thực hiện dự án
Người DTTS cũng đã tham gia vào việc giám sát thực hiện các công trình, các hợp phần diễn ra tại thôn bản mình mặc dù sự tham này đó còn mang tính hình thức. “ Ban giám sát thôn thường xuyên qua lại xem xét, người dân hàng ngày đi qua đi lại nhưng cũng chỉ là xem chứ cũng không biết cách giám sát như thế nào”. Tuy bình đẳng về cơ hội và quyền lợi tham gia nhưng sự tham gia của các dân tộc là rất khác nhau, thậm trí trong ban giám sát công trình thường khó có đủ đại diện của các dân tộc trong vùng dự
án. Nếu so sánh về mức độ tham gia giữa các dân tộc thì dân tộc Mường tham gia là nhiều hơn cả, trong khi đó các dân tộc khác tham gia rất hạn chế.
Trong quá trình thi công, đại diện thôn bản hoặc trực tiếp người dân đều được tham gia vào công tác giám sát cũng như nghiệm thu công trình, nhưng hầu như lại không có mặt của phụ nữ trong khâu này. Số xã, thôn bản mà nhóm nghiên cứu lợi ích của dự án đến có mặt phụ nữ trong đội giám sát đếm được trên đầu ngón tay.
Việc tham gia giám sát còn mang tính hình thức là nhiều do người DTTS bị hạn chế về trình độ hiểu biết, không có đủ năng lực để tham gia thực sự vào hoạt động có tính chất chuyên môn kỹ thuật này, họ chỉ biết công trình có đang được thực hiện và khi thực hiện xong thì có sản phẩm ở đó, cũng không biết nhà thầu có thực hiện đúng thiết kế hay không, không biết về các định lượng cần thiết, về yêu cầu chất lượng nguyên vật liệu đòi hỏi đối với công trình nên không biết nhà thầu có làm đúng kỹ thuật hay làm sai…do đó hiệu quả của việc tham gia giám sát còn hạn chế.
Hộp 2.4: Ý kiến của một nam giới dân tộc Dao
“ Tôi chỉ đến có mặt ở công trường để…cho vui mà thôi, chứ còn thi công có làm sai cũng làm sao mà biết được.”
Nguồn: Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ