Tham gia quản lý sau khi kết thúc dự án

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 59 - 61)

II. Thực trạng tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

5- Tham gia quản lý sau khi kết thúc dự án

Sau khi dự án kết thúc, các công trình nghiệm thu giao cho các thôn bản tự quản lý khai thác và sử dụng. Trưởng thôn, trưởng bản là người có trách nhiệm điều hành, tổ chức việc quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình bằng lao động công ích theo định kỳ hoặc thực hiện khi có sự cố xảy ra. Việc duy tu bảo dưỡng công trình đơn thuần chỉ là thủ công, không có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, (ví dụ như nạo vét bùn, đất, vệ sinh cỏ, rác rãnh dọc, cống ngang đường, đào đắp cục bộ khi bị sói lở taluy âm, dương….đối với các công trình giao thông). Các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật sẽ do nhà thầu hoặc người có trách nhiêm xử lý (nếu công trình còn trong thời hạn bảo hành). Khi hết thời gian bảo hành, nếu các công trình xảy ra sự cố thì người

dân và chính quyền địa phương sẽ tự chịu trách nhiệm khắc phục. Tuy nhiên do hạn chế về mặt kỹ thuật nên việc khắc phục những sự cố còn rất hạn chế và chỉ mang tính chất tạm thời.

Do không có nguồn kinh phí cho hoạt động vận hành và bảo dưỡng công trình nên kinh phí cho việc duy tu bảo dưỡng được trích từ ngân quỹ của xã hoặc huy động từ sự đóng góp của dân sống ở địa phương, nơi có công trình ngoài ra còn huy động sự đóng góp công sức của người dân trong việc duy tu bảo dưỡng công trình (nếu đấy là những công việc đơn giản, không có yêu cầu kỹ thuật gì) Nếu ai làm hư hỏng thì phải chịu trách nhiệm sửa chữa hoặc bồi thường theo mức độ thiệt hại.

Hộp 2.5: Ví dụ về việc bảo dưỡng đường giao thông tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

“Ban phát triển xã phân theo các khu có đường đi qua tự quản lý vận

hành bảo dưỡng. Kinh phí thực hiện cho công tác vận hành bảo dưỡng mang tính vận động là chính, hàng năm HĐND và UBND xã trích một phần phúc lợi xã hội của xã để chi trả cho những thiệt hại do thiên tai gây ra; việc vệ sinh nạo vét cống rãnh, rãnh dọc, sạt lở taluy âm, dương được huy động công ích.”

Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ

Người DTTS tham gia vào việc bảo dưỡng công trình ngay tại thôn bản của mình. Đối với các vấn đề, hỏng hóc đơn giản thì họ có thể tự khắc phục, sửa chữa, còn trong trường hợp các vấn đề trở nên phức tạp thì họ sẽ báo cho các cán bộ chịu trách nhiệm quản lý công trình để có thể khắc phục kịp thời. Trong quá trình vận hành bảo dưỡng bà con dân tộc cũng được hưởng lợi ích do việc tham gia vào đội bảo dưỡng cho những công trình thuộc cơ sở hạ tầng tại xã (tuy mức độ hưởng lợi này là không lớn kể cả về số lượng hộ và số tiền

từ hoạt động). Bên cạnh đó, việc tham gia vào duy tu bảo dưỡng công trình đã mang lại kỹ năng, sự hiểu biết cho người DTTS, nêu cao trách nhiệm của người dân địa phương trong việc duy trì, bảo vệ tài sản, phát huy hiệu quả công trình, tạo điều kiện giúp họ xóa đói giảm nghèo.

Như vậy có thể nói sự tham gia của người dân trong khâu này là hoàn toàn chủ động, do đó hiệu quả của khâu này tương đối cao.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w