IV. Một số kết luận chung về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ
1.2. Trình độ năng lực của người DTTS được nâng cao sau khi tham gia vào dự án
gia vào dự án
Hợp phần đào tạo tập huấn nâng cao năng lực đã được huy động sự tham gia của đông bào DTTS. Tuy tỷ lệ tham gia đào tạo của người DTTS trong toàn bộ dự án là 41,1% nhưng cũng có những địa phương tỷ lệ tham gia đào tạo của người dân tộc khá cao như huyện Yên lập (76.9%), xã Xuân Đài, huyện Thanh Sơn (100%)…
Trong quá trình tham gia vào dự án, bên cạnh những lợi ích trực tiếp (mang lại thu nhập), người DTTS cũng đã học hỏi được các kinh nghiệm về lao động sản xuất, các phương pháp sản xuất mới đem lại hiệu quả cao, chính trong quá trình tìm tòi học hỏi, trình độ của người dân cũng được nâng lên. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc người dân tham gia vào các mô hình nông nghiệp, người dân bắt đầu thay đổi các phương pháp sản xuất chăn nuôi truyền thống bằng các phương pháp mới đem lại hiệu quả và năng xuất cao (thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, cách thức trồng trọt chăm sóc…)
Các cán bộ cơ sở như trưởng thôn, trưởng bản qua việc thực hiện các tiểu dự án ở thôn bản mình cũng đã nâng cao trình độ quản lý của mình. Họ cũng đã bắt đầu biết quản lý về nguồn vốn, cách thức thực hiện sao cho có hiệu quả, việc thanh quyết toán công các hạng mục công trình, kinh nghiệm làm sổ sách chứng từ, tổ chức họp dân…cũng đã kinh nghiệm hơn.
Hộp 2.8: Ý kiển của một trưởng thôn dân tộc Muờng
“ Khi mới bước đầu bắt tay vào thực hiện dư án, chúng tôi rất bỡ ngỡ,
đi tập huấn cho bà con cũng vậy. Nhưng rồi đi làm nhiều, chúng tôi quen việc hết, làm chủ đầu tư rồi thanh quyết toán gọn nhẹ, không phải đi mời nhà thầu nơi khác đến như trước đây nữa.”
Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ
1.3. Đồng bào DTTS về cơ bản đã được tham gia vào hầu hết các bước của dự án
Như đã phân tích ở trên, trong các khâu của dự án (trừ lập kế hoạch và đánh giá thực hiện dự án) đều có sự tham gia của người DTTS, tuy rằng có sự khác nhau trong quá trình tham gia vào các khâu. Trong dự án giảm nghèo, sự tham gia của người DTTS tập chung chủ yếu ở khâu triển khai thực hiện dự án. Đồng bào người DTTS đã trực tiếp tham gia vào thực hiện các hợp phần, các tiểu dự án diễn ra ở thôn bản mình. Họ tham gia dưới các hình thức như lao động trả công, lao động công ích.
Trong công tác giám sát thực hiện dự án cũng có sự tham gia của người DTTS tuy rằng sự tham gia đó còn mang tính hình thức là nhiều. Sự hạn chế về trình độ hiểu biết đã cản trở người dân tham gia vào khâu này, nhưng qua đó cũng thấy được trách nhiệm của người DTTS đối với các công trình đang được triển khai tại thôn bản họ.
Ngoài ra người DTTS còn tham gia vào quản lý dự án sau khi kết thúc. Họ cũng có trách nhiệm trong việc duy tu bảo dưỡng các công trình được diễn ra tại thôn bản mình, tự khắc phục những sự cố đơn giản như đào đắp đường khi bị sạt lở..., không những thế người dân còn đóng góp kinh phí để duy tu bảo dưỡng công trình, từ đó cho thấy nhận thức của người dân về việc bảo vệ các công trình tại địa phương đã được nâng lên nhiều.