III. Đánh giá dự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ
2- Về tính bền vững
Tính bền vững của dự án giảm nghèo được thể hiện:
Sau khi dự án kết thúc đi vào hoạt động, bà con DTTS cũng đã tham gia vào việc duy tu bảo dưỡng các công trình tại thôn bản của họ. Các công trình đã phát huy tác dụng khi đi vào vận hành sử dụng, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động đều được bà con khắc phục kịp thời. Các hợp phần nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và y tế cũng mang lại kết quả khả quan. Bà con dân tộc bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, con em các dân tộc bắt đầu đi học nhiều hơn. Sức khỏe và tri thức là cái gốc của sự bền vững.
Tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn, các hợp phần của dự án thì trình độ, năng lực của đồng bào DTTS được nâng lên đáng kể. Trước đây bà
con chỉ biết trồng trọt chăn nuôi theo cách truyền thống, sau khi được tham gia vào các khóa đào tạo, được sự hướng dẫn của các cán bộ, bà con đã học hỏi được các phương pháp để có thể cải thiện được các giống cây trồng vật nuôi, đem lại năng suất và hiệu quả cao, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Tuy vây, tính bền vững của dự án chưa thật sự cao:
Việc duy tu bảo dưỡng công trình còn mang tính hình thức, nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp, chủ yếu dùng cho đầu tư xây dựng, không có kinh phí cho việc duy tu bảo trì, do vậy nhiều công trình đã xuống cấp ngay sau khi hết hạn bảo hành. Việc tham gia giám sát, kiểm tra các hạng mục công trình còn mang tính hình thức do người dân tộc bị hạn chế về trình độ, năng lực. Quyền làm chủ của người nghèo, người DTTS chưa được xác lập.
Kết quả đào tạo các hợp phần nâng cao năng lực chưa thực sự cao, hình thức đào tạo chủ yếu là mở các lớp tập huấn, ít chú trọng tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Do đó việc áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tế địa phương còn hạn chế.