III. Đánh giá dự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ
3- Tính hiệu quả
Dự án đã thể hiện tính hiệu quả của mình qua việc góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ đói nghèo chung của tỉnh đã giảm đáng kể sau khi dự án kết thúc, đời sống của đồng bào các DTTS đã được cải thiện rõ rệt. Trong quá trình thực hiện dự án đã đạt được sự nhất trí cao của bà con trong việc lựa chon các công trình, các tiểu dự án, thứ tự ưu tiên trong đầu tư nên đã mang lại hiệu quả và sự lòng tin của bà con đối với dự án.
Dự án đã làm thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng, năng lực của cán bộ các xã, thôn bản trong vùng dự án. Đường giao thông đi lại thuận tiện giúp bà con giao lưu trao đổi buôn bán được thuận tiện, các trạm y tế được trùng tu xây
mới, các lớp học xây thay cho các lớp học tranh tre nứa lá…Cán bộ sau khi được đào tạo đã có được những năng lực nhất định trong quản lý địa phương. Hiệu quả của dự án là không thể phủ nhận đối với đời sống của bà con dân tộc.
Hộp 2.7: Ý kiến của một cán bộ BQLDA
“Địa bàn sinh sống của bà con DTTS trước đây đi lại khó khăn, nhất là
vùng sâu, vùng xa. Khi vận chuyển mua bán hàng hóa hầu như chỉ đi bằng đôi chân hoặc phương tiện thô sơ, khi có bệnh tật, đồng bào rất ngại đến bệnh viện mà thường tìm thầy thuốc chữa tại nhà, trẻ em thì ngại đi học… nhưng từ khi có dự án giảm nghèo, đường giao thông được cải thiện rất nhiều, giao lưu mua bán nông lâm sản thuận tiện và dễ dàng hơn…”
Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ
Nhưng tính hiệu quả của dự án chưa được như mong muốn bởi:
Thiếu ý kiến của người dân ngay từ khâu lập kế hoạch cho dự án. Như đã phân tích ở trên, đối với công tác lập kế hoạch cho toàn bộ dự án hầu như không có sự tham gia của người dân. Người dân bị động trong việc tiếp nhận các lợi ích của dự án.
Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá còn nhiều bất cập. Việc tham gia giám sát của người dân còn hạn chế, mang tính hình thức là nhiều do đó những phản ánh của bà con nhiều khi không chuẩn xác, không mang lại hiệu quả cao.
Đầu tư còn dàn trải. Do tâm lý của người bà con chỉ thích các chỉ tiêu số lượng, không quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu chất lượng, vì vậy khi đầu tư nguồn vốn không tập chung vào những công trình có tầm quan trọng đối với bà con. Điều này đã được thể hiện trong việc lựa chọn các công trình, các tiểu dự án cho hợp phần ngân sách phát triển xã.