Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 45 - 49)

I. Bức tranh chung về đồng bào DTTS và cơ sở pháp lý cho sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo

3-Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ

giảm nghèo tỉnh Phú Thọ

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án giảm nghèo, sự tham gia của người dân, đồng bào DTTS không chỉ là ý muốn chủ quan từ phía BQLDA mà sự tham gia đó còn dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định, đó là Pháp lênh dân chủ cơ sở và yêu cầu đạt ra cho dự án giảm nghèo.

3.1. Pháp lệnh dân chủ cơ sở về sự tham gia của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bàn tỉnh Phú Thọ

 Lịch sử hình thành Pháp lênh dân chủ cơ sở :

Ngày 18 – 2 – 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 30/CT – TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện và thể chế hóa quan điểm của Bộ Chính trị, ngày 11-5-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ – CP (kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã). Ngày 7-7- 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2003/NĐ - CP kèm theo “Quy chế dân chủ cơ sở ở xã” thay thế cho Nghị định 29/1998/NĐ – CP ngày 11-5- 1998. Ngày 21/4/2007, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh dân chủ cơ sở.

Việc ra đời của “Pháp lênh dân chủ cơ sở ” đã thể hiện khá rõ ràng về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đây là cơ sở quan trọng nhất về sự tham gia của người dân vào các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ cũng như của cộng đồng địa phương, đảm bảo sự tham gia của người dân có hiệu quả và mang lại lợi ích lớn cho xã hội trong các chương trình xóa đói giảm nghèo nói chung và dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ nói riêng.

 Tình hình triển khai Pháp lênh dân chủ cơ sở ở Phú Thọ trong thời gian qua:

Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, tình hình thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở cơ sở được duy trì với những việc làm thiết thực, hiệu quả, tạo động lực phát huy dân chủ trong Đảng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Các chương trình liên quan đến vấn đề dân sinh, dân chủ được thực hiện tốt ở các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Điều đáng chú ý ở các loại hình cơ sở xã, phường là vấn đề giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo được duy trì nề nếp và kịp thời. Nhiều nội dung thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở được triển khai có hiệu quả.

Việc thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở gắn với cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện nhanh gọn, giảm bớt khâu trung gian, công khai hóa các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện cơ chế “một cửa” tạo điều kiện cho việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức công dân được thuận lợi và nhanh chóng.

Bên cạnh đó còn nhiều cơ quan, doanh nghiệp thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở còn mang tính hình thức. Ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tôn trọng và thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở là do chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tổ chức thực hiện đúng nội dung của các bộ luật. Về phía người lao động, nhiều người chưa hiểu về luật, chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình nên “xuê xoa” cho xong chuyện miễn là “Có công ăn việc làm”. Thu nhập của người lao động còn thấp cũng là yếu tố dẫn đến sự “bỏ qua” việc thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở .

 Pháp lênh dân chủ cơ sở được triển khai trong các nhóm DTTS ở tỉnh Phú Thọ:

Hiện nay có hơn 80% số thôn bản trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, xây dựng, thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở cơ sở. Trưởng các thôn, bản đều được nhân dân bầu trực tiếp, tín nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này khá hơn trước. Các Ban Thanh tra nhân dân được củng cố. Nhiều vụ việc khiếu tố được phát hiện và giải quyết tại cơ sở. Việc công khai các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến dân như cụ thể hoá 14 việc cần thông báo để dân biết, 6 việc để dân bàn và quyết định trực tiếp, 8 việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến để HĐND, UBND xã quyết định, 10 việc dân giám sát, kiểm tra. Từ đó nhiều cơ sở, thôn, bản đã xây dựng được hương ước quy ước làng văn hóa…

Thôn bản là nơi sinh sống, sinh hoạt văn hóa của người DTTS, nơi thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở một cách rộng rãi, thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở đã tạo ra một bước tiến mới trong xây dựng, củng cố cộng đồng ở các bản làng. Người dân ở đây cùng nhau bàn bạc, quyết định những vấn đề thường nhật của thôn bản mình. Những hoạt động đó mang nặng tình làng nghĩa xóm, góp phần tích cực xây dựng củng cố các cộng đồng dân cư tự quản ở nhiều nơi.

Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ của người DTTS còn nhiều mặt hạn chế, nhiều cán bộ trong thôn bản chưa đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc tính cấp bách và lâu dài của vấn đề dân chủ nói chung và thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở nói riêng ở chính thôn bản mình, có những nơi còn chưa có Pháp lênh dân chủ cơ sở hoạt động. Việc thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở ở một số nơi chưa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, với xây dựng mặt trận và các đoàn thể.

Thực hiện tốt Pháp lênh dân chủ cơ sở ở cơ sở vùng dân tộc, miền núi của tỉnh sẽ góp phần mở rộng và phát huy quyền làm chủ của người dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới, là sức mạnh để đảm bảo sự bền vững, đạt tới mục tiêu chung là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3.2. Yêu cầu đạt ra cho dự án

Dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ được thực hiện tại 40 xã của 6 huyện (Thanh Sơn, Yên lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy) (thường là các xã 135), đây là các xã có đông cộng đồng các DTTS sinh sống nhất, nhiều nhất là người Mường (có 88124 người, chiếm 65.56% dân số trong vùng dự án), tiếp đến là người Dao và người H’mông (6632 người, chiếm 4.93% dân số. Các dân tộc khác có tỷ lệ không đáng kể, 0.19% dân số (Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ). Các DTTS trong vùng dự án phân bố không đồng đều ở các huyện. Dân tộc Mường và dân tộc Dao phân bố chủ yếu ở 2 huyện Thanh Sơn, Yên Lập, các dân tộc khác sống rải rác trên khắp các huyện. Như vậy có thể thấy rằng người DTTS chính là đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của người DTTS. Lợi ích và quyền lợi của người DTTS gắn liền với các công trình của dự án được thực hiện tại thôn bản mình, đây chính là điều khuyến khích người DTTS tham gia vào dự án giảm nghèo của tỉnh.

Phát huy vai trò tư lực tự cường của các hộ nghèo, hộ DTTS vươn lên thoát nghèo, gắn quyền lợi trách nhiệm của đồng bào DTTS vào việc tham gia thực hiện chương trình. Điều cốt yếu trong công tác xóa đói giảm nghèo là người dân phải tự mình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo từ phía nhà nước chỉ có tác dụng hỗ trợ. Người nghèo, người DTTS phải thấy được vai trò chủ đạo của mình trong dự án giảm nghèo để từ đó họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tham gia vào dự án.

Thực hiện dự án phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân, nhất là đồng bào DTTS trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Ban giám sát của xã có nhiệm vụ giám sát xây dựng các công trình được thực hiện trên địa bàn của xã mình từ giai đoạn lập khảo sát xây dựng đến thi công, nghiệm thu công trình, đưa công trình vào sử dụng.Trong quá trình thực hiện dự án, các cán bộ thôn, bản phải có nhiệm vụ giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công các công trình, có trách nhiệm đối với việc duy tu bảo dưỡng công trình sau khi công trình đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh phú thọ 2002 2007 thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 45 - 49)