Những điểm khác nhau

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 120 - 123)

7. Bố cục luận văn

3.2.2. Những điểm khác nhau

Vai trò của tầng lớp trí thức ở Đông á cuối thế kỉ XIX thông qua những

phong trào duy tân xét về mặt hình thức có nhiều điểm tơng đồng nhau. họ

cùng bớc lên vũ đài chính trị trong những bối cảnh lịch sử nh nhau, thời gian cách không xa, vào nửa đầu thế kỷ XIX khi mà các dân tộc của họ đều chịu áp

lực, sự tấn công của các thế lực t bản phơng Tây, chơng trình cứu nớc canh tân

của họ đều mang mục đích làm cho đất nớc phú cờng. Hơn nữa, bản thân phong trào cải cách ở Trung Quốc, Việt Nam đợc tiến hành theo gơng Nhật Bản. Tuy nhiên, hiệu quả, kết cục và vận mệnh của mỗi nớc lại khác nhau. Nhật Bản,

Thái lan thành công, không những giữ đợc độc lập mà còn trở nên hùng mạnh,

trong khi Trung Quốc, Việt Nam thất bại và chịu chung số phận là nớc nửa thuộc địa. Sự thành bại khác nhau của công cuộc canh tân đã thể hiện mức độ đậm nhạt cũng khác nhau trong vai trò của tầng lớp trí thức khu vực này. C.Mác từng nói đại ý: sự kiện dù rất giống nhau nhng xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì dẫn đến kết quả hoàn toàn khác nhau. Nếu tách riêng từng sự kiện, nhân vật trong quá trình phát triển của nó sau đó so sánh chúng với nhau thì ta dễ dàng tìm thấy chìa khóa lí giải hiện tợng này.

Thông qua kết quả của công cuộc duy tân ở mỗi nớc giúp chúng ta luận giải sự khác nhau trong vai trò của tầng lớp trí thức ở Việt Nam và các dân tộc khác ở Đông á.

Đội ngũ trí thức Việt Nam có lịch sử hình thành khác với trí thức ở các nớc

phơng Đông khác. ở đây, chúng tôi nhấn mạnh yếu tố nguồn gốc xuất thân.

Nếu tính thế tập và đặc quyền là đặc điểm của trí thức Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan thì ở Việt Nam suốt 10 thế kỉ (1075 - 1919), trong số hàng vạn tú tài, cử nhân và trên 3000 nhà khoa bảng, có nhiều ngời đã từ đám bình dân mà vơn lên trở thành những sĩ phu đại diện cho trí tuệ của dân tộc trong quá trình phát triển của đất nớc. Chính yếu tố này cũng tác động không nhỏ đến vai trò của họ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc nói chung và trong công cuộc canh tân đất nớc cuối thế kỉ XIX nói riêng.

Xét về mức độ hiểu biết, trí thức Việt Nam có nhiều hạn chế hơn so với các nớc khác ở khu vực.

ở Nhật Bản, Thái Lan, thời kỳ này, đội ngũ những ngời có học vấn đều là

sản phẩm của cả hai nền giáo dục: nền giáo dục truyền thống và giáo dục Tây học, họ không những uyên thâm về kiến thức Nho học, truyền thống phơng Đông mà còn am hiểu sâu sắc những nền văn minh phơng Tây. Tầm kiến thức sâu rộng ấy một phần là nhờ sự tìm tòi ham học hỏi với một tinh thần cầu thị mà có. Ngoài một số ngời có điều kiện sang châu Âu học tập, trực tiếp chứng kiến sức mạnh của nền văn minh phơng Tây, số còn lại đều trởng thành bằng con đờng tự rèn luyện. Trí thức Nhật không bao giờ xa rời thực tế, họ trang bị

cho mình những kiến thức bách khoa toàn th, có thể hiểu biết, lí giải trên mọi

lĩnh vực. Nhiều nhà trí thức Nhật là cha đẻ của nhiều ngành nghiên cứu.

Fukuzawa đợc xem là nhà t tởng canh tân xuất sắc, ngời Nhật gọi ông là ngời

cha của nớc Nhật cận đại hoặc Voltaire của Nhật Bản. Nishi là ngời đi tiên phong về ngành triết học. Kato mở đờng cho ngành chính trị học. Mitsukuri Rinsho sáng lập ra ngành nghiên cứu luật học dựa theo truyền thống Pháp. Sughi là cha đẻ của thống kê học và cũng là học giả đầu tiên chú tâm đến phân tích các hiện tợng thế giới - xã hội bằng số lợng. Các sách phiên dịch và trớc tác về khoa học thực nghiệm nh y học thiên văn, địa lý đợc phổ biến dẫn tới sự ra đời, phát triển y học và các ngành khoa học tự nhiên. Các t tởng xã hội tiến bộ ở châu Âu nh cải tiến dân sinh, ý thức dân chủ trong tổ chức hành chính, nâng cao dân trí có ảnh hởng mạnh mẽ tới các thức giả. Nhờ có kiến thức văn hóa sâu rộng, năng lực thực tế, có trí tuệ và sức mạnh uy tín truyền thống, tầng lớp trí thức Nhật Bản đã thực hiện tốt vai trò của mình đối với lịch sử dân tộc.

ở Thái Lan, một quốc gia Phật giáo, chịu ảnh hởng sâu sắc nền văn hóa ấn

Độ, lực lợng trí thức không những nghiên cứu những học thuyết t tởng phơng

Đông, đó là Phật giáo, Nho giáo mà họ còn tìm hiểu, học tập văn minh phơng Tây, thật sự say mê Tây học. Bản thân giới lãnh đạo đất nớc, vua Mongkut và các thế hệ trong hoàng tộc của ông đều là những con ngời xuất sắc. Quá trình tìm tòi những kiến thức công nghệ phơng Tây đã xây dựng nên một đội ngũ

những ngời học vấn hết sức uyên thâm, và họ trở thành lực lợng chủ chốt tiến hành công cuộc tự cờng dân tộc.

Soi chiếu vào tầng lớp trí thức Việt Nam, ta thấy một sự khác biệt tơng đối

rõ nét. Trí thức Việt Nam chủ yếu là những trí thức nho học, xuất thân từ cửa

Khổng, sân Trình đợc trởng thành từ cái nôi Nho giáo, đợc đào tạo một cách bài bản với những nội dung bó hẹp, không mang tính thực tiễn. Ngoài Tứ th, Ngũ kinh, những thành tựu khoa học kỹ thuật, nghệ thuật là hết sức xa lạ. Hạn chế về phông hiểu biết, về sự nhận thức là nhân tố quan trọng khiến cho họ không đủ khả năng gánh vác trọng trách mà dân tộc đặt ra vào thời điểm giao

thời. Bởi lẽ với một tầm hiểu biết có hạn, họ đã tiếp thu văn minh phơng Tây

bằng nhãn quan Nho giáo với một thái độ ngần ngại, dè chừng. Các khái niệm mà họ sử dụng để trình bày nền văn minh mới vẫn là một khái niệm quen thuộc

của Nho giáo nh nghĩa, lợi, thời, thế, trung, hiếu. Do vậy, mức độ ảnh hởng

của văn minh phơng Tây cha thật sâu đậm.

Chính mức độ hiểu biết, tầm kiến thức khác nhau quy định thái độ chính trị, lối t duy và sự nhạy bén trớc thời cuộc cũng khác nhau của tầng lớp trí thức

Đông á thời bấy giờ. Giới hạn của tầm nhìn Nho giáo, tính quan liêu của bộ

máy nhà nớc phong kiến và chủ nghĩa bình quân của công làng xã đã hạn chế khả năng thích ứng của giới trí thức ngời Việt.

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w