Trí thức bảo thủ xuất hiện

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 84 - 85)

7. Bố cục luận văn

2.3.1. Trí thức bảo thủ xuất hiện

Khác với nguồn gốc xuất thân khá thuần nhất của trí thức phơng Tây, ở ph-

ơng Đông nói chung và Đông á nói riêng thời trung đại, trí thức xuất thân từ

nhiều nguồn gốc khác nhau. Một trong những mục tiêu lớn của việc học là để thi cử đỗ đạt và để làm quan (Trung Quốc, Việt Nam), hay học để bảo vệ địa vị, quyền lợi của đẳng cấp mình, tầng lớp mình (Nhật Bản, Xiêm). Do vậy, trí thức ở những nớc trên đều mong muốn tham gia vào bộ máy chính trị, vào hệ thống quyền lực nhà nớc. Quyền lực danh lợi mà cá nhân họ đợc hởng là do vua và triều đình ban cho. Bởi vậy, họ luôn dùng tài năng của mình để bảo vệ vua và hệ thống chính trị hiện hữu, cũng là bảo vệ quyền lợi, địa vị của chính mình. T t- ởng trung quân của Nho giáo cũng là một nhân tố gắn kết ngời trí thức tri kỉ tới cùng với quân vơng của mình. Trớc sự bùng nổ và phát triển của trào lu cải cách nửa cuối thế kỉ XIX, bên cạnh tầng lớp trí thức canh tân, lực lợng trí thức ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Xiêm ngày càng bị phân hoá sâu sắc hơn và trí thức bảo thủ xuất hiện.

Từ điển tiếng Việt (1992) của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam định nghĩa: “bảo thủ là duy trì cái cũ sẵn có, không chịu thay đổi, không chịu đổi mới”.

Từ đó có thể tạm hiểu trí thức bảo thủ là những trí thức quyết tâm duy trì chế độ phong kiến hiện hữu, hoặc bảo vệ bằng đợc quyền lợi và địa vị vốn có của mình, ngăn cản và chống đối (xu thế) cải cách, đổi mới đất nớc.

Sự xuất hiện của tri thức bảo thủ gắn liền với quá trình phân hoá hết sức phức tạp, đa dạng qua nhiều giai đoạn của cả tiến trình cải cách ở từng nớc và khu vực.

Các nhân vật đại diện cho trí thức bảo thủ là Eto Shimpei, Saigo Takamori

(Nhật Bản); Từ Hy Thái hậu, Lý Hồng Chơng (Trung Quốc), Tự Đức, Phan Thanh Giản, Trơng Đăng Quế (Việt Nam), Ông Noi, Wichaichan (Xiêm)…

Nh vậy, các gơng mặt trên đều là những nhân vật rất quyền lực trong bộ máy nhà nớc ở các nớc trên lúc bấy giờ, hoặc dám từ bỏ quyền lực lớn nh Saigo Takamori để mu đồ riêng. Đằng sau họ là lực lợng bảo thủ khá đông đảo ở mỗi nớc hợp thành phe bảo thủ cản trở và chống đối quyết liệt phong trào cải cách.

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 84 - 85)