Nghĩa và bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng và phát huy va

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 114 - 117)

7. Bố cục luận văn

3.1.3. nghĩa và bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng và phát huy va

Trong khoảng thời gian gần năm thập kỉ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào vận

động cải cách đã diễn ra hết sức sôi nổi ở các nớc trong khu vực Đông á. Hôm

nay nhìn lại, với độ dài thời gian cần thiết, cho phép chúng ta nhận biết rõ hơn về tầm vóc ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của việc sử dụng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong công cuộc cải cách.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời kì chủ nghĩa t bản phơng Tây đạt đến

đỉnh cao phát triển. Làn sóng xâm thực bành trớng của nó đang nuốt trôi những dân tộc cuối cùng ở phơng Đông bằng vũ lực áp đảo dựa trên tiềm năng kinh tế, quân sự và tri thức khổng lồ. Trong bối cảnh đó, cuộc vận động cải cách đã xuất hiện nh một sự lựa chọn mô hình phát triển, một giải pháp tự cờng và cứu nguy cho dân tộc và lực lợng đứng ra đảm nhận sứ mệnh lịch sử lớn lao đó chính là

đội ngũ trí thức. Trớc hoàn cảnh mới, trí thức các dân tộc Đông á đã không coi

hiểm họa thực dân nh một định mệnh, không chịu buông tay, cúi đầu mà dũng cảm, sáng tạo đơng đầu với chủ nghĩa thực dân phơng Tây, bằng đàm phán hòa bình, bằng cả giải pháp canh tân tự cờng. Tuy cuộc cải cách chỉ thành công ở Thái Lan, Nhật Bản, nhng đội ngũ trí thức các dân tộc đã chứng tỏ một chân lí rằng: cải cách cũng là một con đờng hiện thực, một giải pháp khả thi và là một phơng thức đối phó hữu hiệu nhất trớc hiểm họa thực dân phơng Tây.

Nh đã nói trên, dù ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nớc khác, công cuộc duy tân tự cờng không giành đợc thắng lợi, nhng ảnh hởng của các trào lu cải cách đó đối với diễn trình lịch sử các dân tộc và lịch sử khu vực là hết sức sâu sắc, đặc biệt là trên địa hạt văn hóa t tởng. Lần đầu tiên, thông qua những phần

tử trí thức cấp tiến, các dân tộc phơng Đông đã tiếp thu có chọn lọc những giá

trị văn hóa t sản duy lí và tiến bộ của phơng Tây. Trên cơ sở đó, họ đã phê phán mạnh mẽ, hệ thống và khá triệt để những bất cập của mô hình kinh tế, chính trị,

xã hội phơng Đông.

Trí thức Đông á nửa cuối thế kỉ XIX đóng vai trò chính trong việc hình

thành những yếu tố văn hóa văn minh tinh thần mới, đặt nền tảng cho sự ra đời của nền văn hóa chính trị phơng Đông hiện đại. Và “dựa trên cơ sở của nền văn

hóa chính trị mới, hiện đại đó mà một hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc ph- ơng Đông đã ra đời, vừa là sự kế tục truyền thống yêu nớc, truyền thống văn hóa lâu đời và phong phú của các dân tộc phơng Đông, lại vừa là kết quả của sự

tiếp thu những tinh hoa t tởng và văn hóa phơng Tây” [69; 388].

Những nhân vật kiệt xuất nh Phúc Trạch Dụ Cát, Y đằng Bác Văn, Khang Hữu Vi, Lơng Khải Siêu, Mongkut, Chulalongkorn, Nguyễn Trờng Tộ, José Rizal cuối thế kỉ XIX, tới Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh buổi giao thời với thế kỉ XX, rồi các vĩ nhân khá gần gũi với chúng ta hôm nay nh M.

Ghandi, R.Tagore (ấn Độ), Sukarno, Hatta (Indonesia), Hồ Chí Minh (Việt

Nam) là kết tinh của quá trình lịch sử văn hóa đó. Chính những nhân vật này đã truyền ánh sáng văn minh của tinh thần nhân văn, tinh thần giải phóng và hiện

đại hóa vào á châu, giúp các nớc khu vực này hội nhập với các trào lu phát triển

tiên tiến của nhân loại mà vẫn bảo tồn và phát huy đợc những tinh hoa của văn

hóa truyền thống. ở họ đã toả ra “nền văn hoá của tơng lai” [102; 295].

Lịch sử đã đi qua, song những kinh nghiệm ngời xa để lại từ sự thành công, thất bại của mỗi dân tộc luôn là bài học bổ ích và có ý nghĩa thiết thực. Qua quá

trình vận động của phong trào cải cách ở Đông á nửa cuối thế kỉ XIX, bài học

kinh nghiệm về việc sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức có tính nổi bật hơn cả. Thành công của công cuộc ở Thái Lan và Nhật Bản thời cận đại là nhờ giới lãnh đạo hai nớc này rất chú trọng đào tạo, bồi dỡng nhân tài, biết thu hút và sử dụng nhân tài không chỉ của đất nớc mà còn của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực của các nớc tiên tiến trên thế giới. Giai đoạn đầu của công cuộc cải cách, hai nớc này vừa sử dụng số lợng lớn chuyên gia n- ớc ngoài với chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, vừa gấp rút cử một đội ngũ đông đảo thanh niên có năng lực đi đào tạo ở các nớc phơng Tây với sự tính toán chiến l-

ợc, sự lựa chọn cẩn trọng từng lĩnh vực, ngành nghề và địa chỉ đào tạo. ở giai

đoạn tiếp theo, lực lợng du học sinh sau khi tốt nghiệp trở về nớc đã từng bớc thay thế chuyên gia ngoại quốc và nhanh chóng đóng vai trò chủ chốt đa cải cách vợt lên để tới thành công. Ngợc lại, thất bại của phong trào cải cách ở

những nớc còn lại trong khu vực phần lớn là do đội ngũ nhân tài còn nhiều hạn chế, lại cha đợc quan tâm sử dụng đúng mức, đào tạo bồi dỡng và bổ sung một cách kịp thời. Rõ ràng, bao giờ cũng vậy “Hiền tài là nguyên khí của đất nớc. Nguyên khí thịnh thì thế nớc mạnh và vơn cao; nguyên khí suy thì thế nớc yếu mà xuống thấp” (Bài kí đề tên Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 - 1442) [70; 110].

Muốn phát triển với tốc độ nhanh và bền vững, Việt Nam nói riêng, các dân

tộc trong khu vực Đông á nói chung phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục

đào tạo. Rất cần có một chiến lợc đào tạo và sử dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng đợc yêu cầu của dân tộc trớc bớc chuyển mình của thời đại.

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 114 - 117)