Lãnh đạo thực thi phong trào cải cách

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 79 - 82)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Lãnh đạo thực thi phong trào cải cách

Lãnh đạo thực thi phong trào cải cách là vấn đề quan trọng trong công cuộc

cải cách. Tầng lớp trí thức canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở một số nớc Đông á

đã tiến hành sứ mệnh này một cách khá bài bản sau khi đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết. Quá trình này diễn ra ở hai bớc chủ yếu là xác định thời cơ phát động cải cách và lãnh đạo thực thi tiến trình cải cách để đạt đợc mục tiêu đề ra. Hay nói một cách khác, đây là giai đoạn hiện thực hóa t tởng cải cách.

Về xác định thời cơ cải cách:

Từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa: “Thời cơ là hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành có kết quả”.

Thời cơ của công cuộc cải cách ở một số nớc Đông á lúc ấy chính là khoảng thời gian mà giới cầm quyền hoặc lực lợng đối lập với phe cải cách cha ra mặt phản bội lại quyền lợi của dân tộc và trớc khi thực dân phơng Tây tiến hành xâm lợc những nớc này. Nếu sớm hơn thì lực lợng cải cách cha đủ sức mạnh, còn muộn hơn thì nh Nguyễn Lộ Trạch từng đau đớn thốt lên: “Ngày trớc còn có thể làm mà không làm, ngày nay muốn làm mà không còn thì giờ, và

làm không kịp” (Thời vụ sách thợng) [97; 149]. ở Nhật Bản, các nhà trí thức

canh tân rất sáng suốt khi chớp thời cơ này. Họ chuyển từ “Tôn vơng nhơng

Di” sang “Tôn vơng đảo Mạc” và phát động cải cách ngay vào năm 1867.

Chậm hơn một chút, phơng Tây vào xâm lợc, kẻ thù trong ngoài sẽ hợp sức, cải cách sẽ bị bóp chết khi còn đang trứng nớc. Tại Thái Lan, các vua triều Rama và phái lãnh đạo cải cách bằng trí tuệ sáng suốt nhận thức rất sớm điều này nên chủ động cải cách kịp thời. Rama IV cải cách ngay khi vừa lên ngôi (1851). Rama V tiến hành cải cách mạnh mẽ từ thập kỷ 80, khi đội ngũ trí thức quý tộc quan liêu đợc t sản hóa đã nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong triều đình. Tất nhiên, phong trào cải cách ở Nhật, Xiêm đợc tiến hành trong điều kiện đất nớc vẫn giữ đợc độc lập, dù sức ép của các cờng quốc thực dân lúc bấy giờ là rất ghê gớm. Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam, khi đế quốc phơng Tây cùng bọn phong kiến cầm quyền thỏa hiệp với nhau để duy trì quyền lợi thì không còn có cơ hội để cải cách (nh Việt Nam), hoặc có cải cách thì cũng thất bại nh Trung Quốc mà thôi. Tất nhiên, thời cơ chỉ xuất hiện khi lực lợng cải cách đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt (t tởng, đờng lối, lực lợng, tổ chức). Khi lực lợng cải cách cha đợc chuẩn bị đầy đủ thì thời cơ sẽ không xuất hiện hoặc sẽ bị bỏ qua một cách đáng tiếc.

Về chỉ đạo tiến trình thực hiện cải cách:

ở Việt Nam, do mới có t tởng cải cách mà cha có phong trào cải cách nên

việc chỉ đạo tiến trình thực hiện cải cách ở một số nớc Đông á của tầng lớp trí

thức canh tân chỉ diễn ra ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan mà thôi. Tại xứ sở Mặt trời mọc, các chí sĩ samurai văn võ song toàn đã dựa vào Thiên hoàng

Meiji để tập hợp đoàn kết lực lợng và đề ra mục tiêu, phơng pháp cải cách rất

phù hợp cho từng giai đoạn. ở giai đoạn tiền cải cách hay còn gọi là giai đoạn

đảo Mạc (1853 - 1867), mục tiêu cải cách đợc xác định là chuẩn bị lực lợng

chớp thời cơ lật đổ Mạc phủ để giành chính quyền vào tay lực lợng cải cách. ở

giai đoạn hai, từ chiến tranh Boshin (Mậu Thìn) (1867 - 1868) đến chính biến năm Meiji 14 (1881), lực lợng lãnh đạo cải cách đã bằng nhiều biện pháp từng bớc xóa bỏ các tàn d của xã hội cũ, xây dựng những cơ sở xã hội mới theo hớng t bản chủ nghĩa, củng cố thành quả công cuộc cải cách. Từ sau năm 1881 trở đi cho đến năm 1895, mục tiêu đẩy nhanh cải cách đất nớc toàn diện, đặc biệt là cải cách chính trị đợc bắt đầu. Sức mạnh của Nhật Bản đợc khẳng định trong chiến tranh Nhật - Trung (1894 - 1895) và nớc này bắt đầu giành lại quyền bình đẳng với các cờng quốc phơng Tây. Nhờ có đờng lối cải cách đúng đắn, lãnh đạo thực thi cải cách sáng suốt và phù hợp, trí thức canh tân ở Nhật Bản đã thực

hiện thành công cải cách. ở Xiêm cũng vậy, vai trò của ngời đứng đầu phong

trào cải cách là Mongkut và Chulalongkorn cùng đội ngũ các nhà cải cách dới quyền cũng xác định rõ lộ trình cải cách, mục tiêu, phơng pháp để đạt đợc mục tiêu đó trong từng giai đoạn nên đã thành công. Từ năm 1868 đến năm 1873, Chulalongkorn âm thầm chuẩn bị lực lợng chờ thời. Khi Nhiếp chính vơng Bunnag từ giã chức vụ, ông lập tức cho tiến hành cải cách. Cũng giống nh Nhật Bản, Chulalongkon và lực lợng lãnh đạo cải cách ở Xiêm chỉ tiến hành cải cách hành chính sâu rộng từ năm 1895 trở đi. Đây là giai đoạn cuối cùng của chu trình cải cách ở nớc này. Lúc bấy giờ lực lợng cải cách đã lớn mạnh, phe bảo thủ không còn cơ sở kinh tế xã hội cần thiết để tồn tại nên cải cách chính trị (hành chính) - nội dung cải cách khó khăn và phức tạp nhất mới có thể diễn ra và giành thắng lợi đợc.

Còn ở Trung Quốc, dẫu suốt hơn 30 năm, phong trào cải cách Dơng Vụ vẫn không dám đụng đến vấn đề cải chế. Năm 1898, vừa tiến hành chủ trơng cải cách toàn diện đợc 100 ngày đã đụng ngay vào vấn đề cải cách chính trị

do Từ Hy cầm đầu, đại diện cho phái quý tộc quan lại phong kiến bảo thủ, đã nổi dậy phản kháng quyết liệt nên mục tiêu của phái Duy Tân mãi chỉ là ớc vọng. Sự ảo tởng của Khang Hữu Vi và các nhà lãnh đạo tối cao của phong trào duy tân đặt niềm tin thứ nhất vào một ông vua thích cải cách nhng lại không quyết đoán và sợ Từ Hy Thái hậu nh sợ cọp. Còn niềm tin thứ hai lại đặt vào T lệnh lục quân Viên Thế Khải - một kẻ hai mặt, vừa hứa hẹn với phái Duy Tân, vừa mật báo cho phe thủ cựu. Tất nhiên, thái độ hai mặt của Viên Thế Khải chứng tỏ lực lợng phe cải cách còn non cha thể nào áp đảo đợc phái bảo thủ. Dù thế nào chăng nữa, việc đặt niềm tin lớn, sự thành bại của cả một phong trào nh Duy Tân, vào hai cá nhân nh vậy, đã chứng tỏ năng lực tổ chức lãnh đạo thực thi cải cách của tầng lớp trí thức canh tân ở Trung Quốc còn có nhiều hạn chế. Kinh nghiệm lãnh đạo, năng lực lãnh đạo thực tiễn của trí thức canh tân ở Xiêm và Nhật góp phần quyết định đến thắng lợi của công cuộc cải cách. Hạn chế của lực lợng trí thức lãnh đạo phong trào Bách nhật Duy Tân ở Trung Quốc cũng là hạn chế mang tính bản chất của Nho sĩ - trội về t duy lý luận, về lý thuyết mà kém về năng lực thực hành. Vì thế giá trị lớn nhất, ảnh hởng mạnh mẽ nhất của phong trào Duy Tân Mậu Tuất là ở góc độ t tởng.

Một phần của tài liệu Vai trò của tầng lớp trí thức trong phong trào cải cách ở một số nước đông á nửa cuối thế kỷ xix (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w