Khái niệm văn hoá

Một phần của tài liệu Từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai và thời xa vắng của lê lựu (Trang 86 - 88)

- Em có yêu anh thật không?

3.3.1. Khái niệm văn hoá

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hoá, PGS. Phan Ngọc đa ra một định nghĩa văn hoá có tính chất thao tác luận: “ Không có cái vật gì gọi là văn hoá cả và ngợc lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hoá. Văn hoá là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tợng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc ngời, một cá nhân so vớí một tộc ngời khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc ngời tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc ngời khác” [34, tr. 22]. Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự sáng tác giữa con ngời với môi trờng tự nhiên và xã hội của mình” [34, tr. 22]. Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trng quan trọng của văn hoá: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. ở đây chúng tôi sử dụng khái niệm của UNESCO: Theo nghĩa rộng nhất, “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngời trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngỡng: Văn hoá đem lại cho con ngời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con ngời tự thể hiện, tự ý thức đợc bản thân, tự biết mình là một phơng án cha hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vợt trội lên bản thân” (34, tr. 24)

Văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là tổng thể nói chung của những giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khoá của sự phát triển. Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di sản văn hoá:

Một là những di sản văn hoá vô hình bao gồm các biểu hiện tợng trng và “không sờ thấy đợc” của văn hoá đợc lu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi...Những di sản văn hoá tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn ch- ơng truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, t thế (t thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y dợc cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống.

Tóm lại ngôn ngữ là một yếu tố của văn hoá, ngôn ngữ và văn hoá gắn bó ảnh hởng đến nhau, ngôn ngữ không thể tách rời văn hoá.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai và thời xa vắng của lê lựu (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w