7. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép
Sáng tạo nghệ thuật trớc hết là sáng tạo hình thức (hình thức của cái nhìn nghệ thuật), trở thành một phơng châm sáng tạo nghệ thuật của nhiều nhà văn. Nghệ thuật nh một “tiếng gọi trò chơi” của lối viết. Cốt truyện trong văn xuôi hiện đại cũng nằm trong “tiếng gọi trò chơi” đó. Có thể nói trong văn xuôi hiện đại, kiểu cốt truyện phân mảnh, lắp ghép nh một cách thức thay đổi t duy nghệ thuật của các nhà văn. Và nhiều ngời xem đây là những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tạo văn chơng.
Dựa vào sự thay đổi trong t duy nghệ thuật của các nhà văn đơng đại Việt Nam, đặc biệt sự thay đổi về cách tổ chức cốt truyện theo kiểu lắp ghép, phân mảnh, chúng tôi nhận thấy trong truyện ngắn, Hồ Anh Thái đã sáng tạo theo kiểu cốt truyện này. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép là kiểu cốt truyện mà mọi chuẩn mực cốt truyện truyền thống bị phá vỡ. Nhân vật hầu nh bị thủ tiêu hầu hết mọi biểu hiện, cái còn lại chỉ là tình huống và sự kiện trong không gian - thời gian, tuy nhiên cả hai yếu tố này cũng bị thu hẹp lại. Thờng cốt truyện lắp ghép, phân mảnh khảo sát cuộc sống chủ yếu bằng sự kiện và tình huống chứ không thông qua nhân vật, Do vậy, nhân vật xuất hiện nhiều nhng không trọn
vẹn. Nó nh những con rối, “rô bốt” biết nói, cộng thêm một chút hành động. Nh tên gọi của nó, kiểu cốt truyện này là sự lắp ghép các mảnh vỡ “vụn vặt”, rời rạc của hiện thực để hớng đến một chủ đề đợc tác giả định sẵn ban đầu. Giữa các sự kiện này ít hoặc không liên quan với nhau, nó kết nối với nhau rất lỏng lẽo, bởi giữa chúng không nhằm tạo ra quan hệ nhân quả mà chỉ mang tính chất tơng đồng. Ngời đọc sẽ thất vọng khi đọc những dạng truyện này, nếu cứ giữ nguyên kinh nghiệm đọc cũ, cứ đăm đăm soi vào tìm chuẩn mực cốt truyện; ở đây ngời đọc khó có thể tìm thấy đâu là cao trào, đâu là thắt nút, đâu là mở nút. Nó trơn lớt rất nhanh trên các sự kiện và tình huống; sự kiện vì thế có thể nối mãi, nối mãi tuỳ thuộc vào tác giả bởi không hề có mâu thuẫn nào đợc đặt ra để kết thúc tác phẩm bằng cách giải quyết mâu thuẫn ban đầu. Mỗi truyện bao gồm nhiều “cảnh quay”, nhiều phân mảnh đợc lắp ghép lại một cách nghệ thuật. Nó đem đến ngời đọc cảm giác, “là một cuộc ráp nối của vô số mẩu mãnh kết hợp ra cái lúc nhúc của thời đại” [38, 221]. Để định dạng các phần kiểu cốt truyện này (cụ thể sự kiện, mảnh vỡ) không phải căn cứ vào cao trào, thắt nút, mở nút, mà cần căn cứ nội dung của từng sự kiện hoặc căn cứ vào dấu hiệu hình thức, mà một dấu hiệu thờng thấy là dấu hoa thị (*) trong tác phẩm, mỗi dấu hoa thị là kết thúc một vấn đề và mở ra một vấn đề khác, cứ nh thế nhà văn phân mảnh nó ra rồi lắp ghép lại.
Phân mảnh là loại cốt truyện phổ biến trong truyện ngắn Hồ Anh Thái trong những năm gần đây. Đó cũng là dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của anh. Đóng góp của nhà văn cho đổi mới t duy nghệ thuật truyện ngắn là những truyện ngắn mảnh vỡ, là hiện thực “phần mảnh” mà các nhà văn hiện đại vẫn thờng làm. Loại cốt truyện phân mảnh trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái tập trung chủ yếu ở hai tập truyện Bốn lối vào nhà cời, Tự sự
265 ngày, và một số truyện ngắn gần đây nh Sắp đặt, Diễn, Rác và yêu, v.v.
Khảo sát tập truyện ngắn Nói bằng lời của mình, chúng tôi nhận thấy cốt truyện phân mảnh, lắp ghép đợc nhà văn sử dụng trong một số truyện ngắn
Mảnh vỡ của đàn ông, có thể xem là tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái
khi sử dụng kiểu cốt truyện này. Tác phẩm đợc tác giả kết nối với nhau bởi ba nhân vật nữ: Tĩnh mẹ Bảo, chị Thạch, mẹ Duyên. Ba ngời phụ nữ này có mẫu số chung: mảnh vỡ của đàn ông, trở thành những thân phụ goá bụa. Chồng của Tĩnh chết trong chiếc tranh, suốt phần đời còn lại chi sống trong sự cam chịu, âm thầm nơi riêng khuất; chồng của chị Thạch chết trong một lần cảm cúm, chị lao mình ra ngoài xã hội mà buôn bán, mà lăn lê, nhng cuối cùng vẫn nhận lấy thất bại; còn ngời chồng của mẹ Duyên bị hổ vồ trong một lần vào Quảng Bình lấy trầm, mẹ Duyên sống trong nỗi căm thù, tủi hận, đầy ẩn ức cho số phận hẩm hiu của mình. Hồ Anh Thái đi vào hiện thực “phần mảnh” của cuộc sống con ngời. Ba số phận với ba hoàn cảnh éo le, ngang trái, bất trắc là những “mảnh vỡ”, “mảnh vụn” rời rạc trong cuộc sống đợc nhà văn lắp ghép thành một bức tranh “lập thể” hoàn chỉnh.
Bến Ôsin (rút từ tập Bốn lối vào nhà cời) thuộc phần “Sinh”, là việc tác
giả tái hiện cuộc sống của những ngời làm công giúp việc (Ôsin) nơi thành thị, sự xuất hiện của họ làm cho cả thành thị náo loạn lên. Mỗi nhân vật Ôsin đợc tác giả gán cho những cái tên thật “mĩ miều”. Đầu tiên là Lâm Nhất Nhất, một ngời giúp việc sống trong ảo tởng. Cô cứ ngỡ rằng giúp việc ở thành thị là sang trọng, nên cô quyết một đi không hẹn ngày về, cô rất có ý thức vơn lên địa vị bà chủ nh cô tiểu th trong bức tranh treo ở tờng nhà, nhng cô vẫn không thể nào từ bỏ thói quen săn chuột bằng dép của mình nơi quê nhà, lúc mới xuất hiện cô đập chết một lúc ba con chuột, khi ra đi cô đập chết thên một con, ngày trở lại để dạy bày cho Đàm Tứ Tứ cô không quên đập chết một con chuột nữa. Cô luôn có ý thức vơn lên địa vị bà chủ, nhng cô không thể nào biết đợc “tiểu th” trong bức tranh kia cũng chỉ là một ngời giúp việc ở Châu Âu thế kỉ XIX. Cô thứ hai là Khuất Nhị Nhị. Cô lên thành phố giúp việc, nhng mang theo thói ranh mãnh nanh nọc nơi quê nhà. Công việc chính chị không làm, mà học đòi ăn diện theo bà chủ và có tham vọng cớp lấy chồng bà chủ. Không cớp đợc chồng bà chủ, bị đuổi việc quay ra nói xấu bà chủ, khiến cho nhiều ngời nhìn vợ chồng bà chủ
ánh mắt hàng phố th
“ ơng cảm cho một cặp vợ chồng cầm tù lẫn nhau mà không buông đợc nhau ra”. Cô thứ ba là Lý Tam Tam. Cô luôn lú lẫn, quên
quên nhớ nhớ. Đi chợ mua thịt thì nhớ sang mua ốc, nấu cá thì cá cháy, vặn nhầm nút nồi cơm điện làm nồi cơm điện cháy, v.v, nhng có bệnh “mê giai” cứ hễ rãnh là tìm giai nói chuyện và kết quả “cái bụng lùm lùm” gần bốn tháng với thằng thợ xây. Cuối cùng là Đàm Tứ Tứ. Cô đi làm giúp việc cho ngời ta vẫn không thể bỏ thói tắt mắt của mình, khi thì cô lấy quần áo, khi thì lấy bát đĩa, có khi “thấy cả một cuộn tiền dấu dới gầm tủ lạnh”, để “vài bữa đóng gói một
lần ra bu điện gửi về quê”, “thìa đĩa bát mang ra chợ bán lẽ”. Trong bữa ăn thì
Tứ Tứ luôn biết giữ mình, nhng khi bà chủ đi khỏi “Nồi thịt đủ ăn ba bữa, mới
ăn bữa tra, bữa tối không còn. Mua một bát tào phớ phải húp một hơi làm phép...”. Bốn nhân vật Ôsin đợc tác giả miêu tả riêng biệt, mỗi nhân vật một
tính cách, nhng đợc Hồ Anh Thái đặt cạnh nhau trong một cốt truyện phân mảnh, và lắp ghép lại với nhau làm nên sự đa dạng đến phức tạp của đời sống thị thành khi có những Ôsin xuất hiện. Nhng mặt khác, Hồ Anh Thái cũng chỉ rỏ ra những nét tâm lý “thuần việt” cố hữu của con ngời Việt Nam cha thể thanh tẩy trên ngỡng cửa tiệm cận xã hội hiện đại, văn minh.
Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép đợc tổ chức nhiều trong Bốn lối vào cời,
Tự sự 265 ngày nh Phòng khách, Tờ khai visa, Bãi tắm, (Tự sự 265 ngày) hay Trại cá sấu, Tin thật lòng, Cây hoàng lan hoá thành cây si, Chợ, Cả một dây theo nhau đi (Bốn lối vào nhà cời). Trại cá sấu (Bốn lối vào nhà cời), là sự lắp
ghép các “vụn vặt” trong cuộc sống lại với nhau. Nhân vật chính là Cá sấu 1, Cá sấu 2. Phần đầu lời giới thiệu về “nhan sắc” của hai nàng. Phần hai là khi cái xấu lên ngôi, trở thành một cuộc cách mạng nghệ thuật, hai nàng trở thành đối tợng đợc mời chào của hội hoạ, của điện ảnh. Phần cuối là Cá sấu 1 và Cá sấu 2 đến với thẩm mĩ viện nhng kết quả thật bất ngờ, vợt quá sức tởng của mọi ngời: Cá sấu 1 biến thành Cá sấu 2 và ngợc lại Cá sấu 2 thành Cá sấu 1. Phòng khách (Tự sự 265 ngày), là những sự kiện đợc cóp nhặt trong phòng khách của vị đại
sứ. Chuyện về những giáo s văn học, về ông võ s, về ông sử, về cô Mỹ tên Hồng đợc nhà văn lắp ghép lại thành một chuyện hoàn chỉnh. Nhng điều đáng nói, qua cốt truyện phân mảnh, lắp ghép này nhà văn nh phơi bày trớc mắt ngời đọc một sự thật: cái bi cái hài có mặt khắp mọi nơi, kể cả những nơi sang trọng, mặc dù ngời ta cố tình che đậy nó, nhng càng che dấu chất hài càng lộ rõ. Truyện ngắn Sắp đặt (Tự sự 265 ngày) lại là một sự lắp ghép khác của nhà văn, theo nh cách nói của chính tác giả “Trò sắp đặt bao giờ cũng có những chất liệu vật
liệu biến đi vô tăm tích”. ở đây tất cả đều không rõ nét, chỉ là sự lắp ghép sự vật và con ngời trong một “trò chơi vô tăm tích”. Qua “trò chơi vô tăm tích này”, dờng nh tác giả dùng để soi rọi vào thế giới sâu kín bên trong của con ng- ời, tạo một chiều sâu mới trong việc phơi bày những: dục vọng, tha hoá, giả dối từ bên trong con ngời.
Có thể nói với cách tổ chức cốt truyện này, Hồ Anh Thái đã bao quát đợc xã hội thông qua nhiều kiểu ngời, trong nhiều lĩnh vực. Nói chung cách tổ chức cốt truyện phân mảnh tơng đối đơn giản, là sự gá ghép những “vụn vặt”, “phần mảnh” rời rạc lại với nhau tạo nên một thể thống nhất có hình có khối. Hồ Anh Thái đã lắp ghép đợc nhiều bức tranh xã hội qua kiểu cốt truyện này. Mặt khác, qua cốt truyện phân mảnh trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thấy đợc khả năng biểu đạt tính ẩn dụ, biểu tợng trong mỗi tác phẩm. Nhiều khi ngời đọc có cảm giác tác giả cứ “tiện đâu kể đấy”, “tiện đâu viết đó”, song vấn đề không đơn giản nh mình nghĩ. Để tổ chức xây dựng đợc kiểu cốt truyện này đòi hỏi một trình độ cao ở ngời viết trong việc phát hiện nhiều “trạng thái có vấn đề” trong cuộc sống, nếu không nó trở thành những bài báo mang tính chất thời sự, thời vụ. Với việc sáng tạo cốt truyện phân mảnh, lắp ghép Hồ Anh Thái đã đa dạng hoá lối viết của mình, nhng mặt khác cũng cho thấy anh đang chấp nhận độ rủi ro trong sáng tạo nghệ thuật, khi xem việc sáng tạo nghệ thuật trớc hết là sáng tạo về hình thức (hình thức của cái biểu đạt).
Trên đây, là những khảo sát của chúng tôi về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, tập trung ở một số dạng thức nh: cốt truyện sinh hoạt - tâm lý; cốt truyện huyền ảo; cốt truyện dựa trên tích sử; cốt truyện phân mảnh, lắp ghép. Điều này cho thấy sự đa dạng trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của nhà văn, sự đổi mới và đa dạng hoá trong lối viết. Các cốt truyện khác nhau dờng nh là những triết lý nhân sinh đơng đại. Cốt truyện huyền ảo tạo ra đợc một “hiện thực thứ hai” trong đời sống; cốt truyện phân mảnh, lắp ghép là một cách tân theo hớng hậu hiện đại, thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc sống con ngời đơng đại. Hồ Anh Thái cũng thuộc trong số những nhà văn không chấp nhận mô mẫu có sẵn nào, chấp nhận trả giá cho những thử nghiệm mới mẻ và táo bạo này, hơn là tìm kiếm thành công trên những lối mòn đã có. Đó là sự thể hiện ý thức không ngừng không nghỉ của một nhà văn tài năng luôn khao khát khẳng định mình.