Một cái nhìn khái lợc về truyện ngắn Việt Nam đơng đại

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Một cái nhìn khái lợc về truyện ngắn Việt Nam đơng đại

Truyện ngắn là một thể loại phát triển mạnh trong văn xuôi hiện đại nớc ta, truyện ngắn đạt đợc nhiều thành tựu đáng tự hào.

Sau 1975, đặc biệt sau Đại hội VI của Đảng, cùng với việc giao lu tiếp xúc văn hoá ngày càng mở rộng, truyện ngắn đã có nhiều đổi mới. ở giai đoạn này, truyện ngắn Việt Nam có những cách tân rõ rệt, thậm chí có những bớc phát triển mang tính đột phá với những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái, và gần đây có Nguyễn Ngọc T, Đỗ Hoàng Diệu, v.v. Không ít truyện ngắn đã đợc dịch và giới thiệu ở nớc ngoài. Nhìn một cách khái quát, truyện ngắn Việt Nam đơng đại vận động và phát triển theo ba đặc điểm lớn: “ a- Văn học vận động theo hớng dân chủ hoá; b- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng t tởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm của nền văn học từ sau 1975; c- Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hớng tới tính hiện đại” [37, 14 - 15 - 16].

Biểu hiện quan trọng nhất về đổi mới t duy nghệ thuật truyện ngắn là chuyển hớng tiếp cận mới về hiện thực, về con ngời. Chuyển từ t duy sử thi với “khoảng cách tuyệt đối”, sang t duy mới: suy ngẫm về cái đơng đại đang diễn ra, đang tiếp diễn của “cái đơng đại cha hoàn thành” (M. Bakhatin). Đó là t duy tiểu thuyết. Cùng với sự xuất hiện của kiểu t duy nghệ thuật mới, là sự xuất hiện

một thế hệ nhà văn với t duy nghệ thuật mới. Thế hệ nhà văn này đáp ứng đợc đòi hỏi và yêu cầu của cuộc sống mới, thời đại mới. Một số cây bút thuộc thế hệ nhà văn đơng đại đã khoả lấp đợc những “khoảng chân không” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) trong văn học một thời. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp vào năm 1987 đã thực sự gây chấn động đời sống văn học, và nhanh chóng trở thành một hiện tợng văn học. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho công chúng niềm kinh ngạc, thậm chí có chút kinh hãi, và ngày càng chinh phục trái tim độc giả. Nhà nghiên cứu văn học Đỗ Đức Hiểu nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấy động tâm can chúng ta, về nhiều phơng diện, đời sống, suy t, văn học nghệ thuật, triết lý, thân phận con ngời” [26, 276]. Từ một đời sống văn học đã quen với nhiều giá trị ổn định, thậm chí mang cả tính chất hồn nhiên, chúng ta bớc vào một thế giới văn chơng đầy bất trắc của đời sống thờng nhật, với nhiều đau khổ, đổ vỡ, bất hạnh; cùng với những day dứt, băn khoăn, lo lắng bất tận của nhân loại. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp “đều là những tín hiệu thức tỉnh sự chú ý của ngời đọc” [29]. Những tín hiệu đó chỉ có đợc bởi một t duy văn học mà hạt nhân của nó là số phận con ngời; đó là từ sự nhận thức lại, sự tự nhận thấy, sự trăn trở kiếm tìm chân lý trớc sự ba động của cuộc đời. ý thức dân chủ hoá mạnh mẽ, cái nhìn đa chiều về con ngời và hiện thực trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp đã đợc thể hiện ở những cấu trúc trần thuật đa thanh.

Trong “dòng chảy” truyện ngắn Việt Nam đơng đại, truyện ngắn Phạm Thị Hoài cũng tạo đợc dấu ấn đặc biệt với độc giả. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu “văn bản của nhà văn nữ phát triển nhiều kênh; nó hấp dẫn một số ngời đọc vì tiếng nói nhiều giọng của nó. Không phải thông tin một chiều hay thông tin đờng thẳng (...). Nó tự do, bay bổng, nó dằn vặt, nó đánh nhau, vật lộn với ngôn từ” [26, 257 - 258]. Phạm Thị Hoài kể không dứt những huyền thoại, những giấc mơ triền miên của thế giới khác thế giới tâm linh thế giới tình cảm và tình yêu cái đẹp. Truyện Phạm Thị Hoài không thiếu những cảnh thực, thờng ngày, bị phủ dới lớp ảo ảnh. Đọc Lễ cầu hôn, Đám cới, Ngời đàn bà với hai

con chó nhỏ, Một cái gì, Ngời đoán mộng giỏi nhất thế gian, v.v, ta nhận thấy

cái vô vị, cái tầm thờng, cái nhạt nhẽo của con ngời hôm nay, hay là những con ngời bị tha hoá, sống nh đồ vật hoá, t duy bị quấn chặt nh những băng từ, con ngời mất hết sinh khí, vô cảm trớc cái ác cái xấu đó là điều đáng sợ, đó là điều nhà văn muốn thức tỉnh ngời đọc, đó là điều nhà văn muốn giải thoát cho những ai không dám hoặc không có ý thức về chính bản thân mình. Và cũng theo nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu, truyện của Phạm Thị Hoài “về một phơng diện là cuộc đánh vật của nhà văn với ngôn ngữ” [26, 262]. Phạm Thị Hoài muốn hiện đại hoá tiếng Việt - theo định hớng “biểu đạt t duy trừu tợng”, muốn nhà văn “đối thoại với thế hệ tơng lai” và đối thoại với toàn nhân loại. Với những sáng tạo riêng biệt và độc đáo, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đặt câu hỏi “Có phải nhà văn nữ đang trên đờng chinh phục truyền thống cổ phơng Đông và Việt Nam để, từ đó, sáng tạo một kênh t duy nghệ thuật mới” [26, 264].

Trong cao trào đổi mới t duy nghệ thuật, Tạ Duy Anh xuất hiện với những truyện ngắn đặc sắc, gây ấn tợng mạnh mẽ, nh: Bớc qua lời nguyền, Xa

kia chị đẹp nhất làng, v.v, sớm đợc khẳng định là cây bút viết truyện ngắn xuất

sắc, và với ý thức cách tân rõ rệt. Tạ Duy Anh trở thành nhà văn khơi mở cho một dòng văn học: “dòng văn học bớc qua lời nguyền” [23, 329], với thông điệp nghệ thuật sâu sắc về só phận con ngời. Truyện ngắn Tạ Duy Anh đem đến cho văn xuôi đơng đại, trớc hết, là quan niệm nghệ thuật, ở cách tiếp cận, cách khai thác và xử lý hiện thực mới mẻ, bất ngờ. Trong cái nhìn nghệ thuật của Tạ Duy Anh, hiện thực không bao giờ là đơn nhất, mà bản chất của nó là phức tạp, bề bộn, đa chiều: có vị ngọt, có vị đắng; có ác quỷ lẫn thiên thần; có thù hận và vị tha; có vô thức và ý thức, v.v. Nhà văn có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, suy ngẫm về hiện thực cuộc sống, nhng anh phải thực sự tạo ra đợc giá trị thẩm mĩ. Phải hớng đến: Chân - Thiện - Mĩ. Tạ Duy Anh thờng đi sâu khai thác những mảng tối, những phần khuất lấp cha hoàn thiện của hiện thực đời sống. Nhà văn có những trang viết về nông thôn, về những miền quê hẻo lánh luôn thấm đẫm không khí thù hận: “Còn làng Đồng thì còn mối thù với thằng Hứa

và con cháu hắn” [46, 27]. Thù hận ăn sâu vào máu, tim, óc của con ngời. Thù

hận ghim sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ làng Đồng, hay cũng chính là của nhiều thế hệ con ngời Việt Nam. Thù hận nh trở thành một “chân lý”, một “c- ơng lĩnh” sống, một động lực sống, một lẽ sống, một niềm tin. Mỗi trang viết của Tạ Duy Anh luôn đau đáu, da diết của những hồi ức nhức nhối, tê buốt đến tim can, xơng tuỷ nh không thể tẩy xoá hết đợc về lòng thù hận trong mỗi con ngời. Từ những trăn trở, dằn vặt, khát vọng có thể “Bớc qua lời nguyền”, bớc qua những định kiến đã từng làm đau đớn, nhàu nát không biết bao nhiêu tâm hồn, bao nhiêu thế hệ, để bớc đến “những mùa vàng rực nắng, chúng ta là con

đẻ của một cuộc đời không thù hận” [46, 32]. Lẩy lựa hiện thực đời sống từ

phầm chìm, phía khuất lấp, từ cái cha toàn thiện, Tạ Duy Anh hớng đến cái đẹp, cái toàn thiện. Nhà văn Tạ Duy Anh đã đứng trong cái ác nhìn về cái thiện, lay thức cái thiện. Đó mới là điều đáng nói. Điều đó lí giải tại sao, hiện thực trong truyện ngắn Tạ Duy Anh thờng lạnh lùng, tàn nhẫn, nhiều khi ghê rợn, nổi da gà, nhng ngời đọc vẫn cảm nhận đợc đằng sau mỗi con chữ là vọng lên một thông điệp thẩm mĩ đậm chất nhân văn. Có đợc điều đó phải chăng xuất phát “từ quan niệm nghệ thuật giàu chất nhân bản của Tạ Duy Anh?” [29].

Truyện ngắn Việt Nam đơng đại cũng đã và đang trải qua quá trình tự lột xác, để tự hoàn thiện, và tiến tới hoà nhập văn học hiện đại thế giới ở t duy thể loại. Các kỉ thuật lồng ghép, cắt dán, đồng hiện, gián cách, nghệ thuật sử dụng dòng ý thức, thủ pháp nghịch dị, cái phi lý, huyền thoại hoá, dùng cái kì ảo, dùng hình thức “giả cổ tích”, “giả lịch sử”, “giả liêu trai”, nhại, v.v, để “tạo ra một hiện thực thứ hai” [8, 217], đợc một số nhà văn Việt Nam đơng đại vận dụng khá linh hoạt, uyển chuyển. D luận đánh giá cao nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Hoà Vang, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phơng, v.v. Nhìn chung, u thế cách tân nghệ thuật thuộc về thế hệ nhà văn trẻ. Họ trăn trở nhiều về cách viết, cách thể hiện. Những cách tân, những thể nghiệm mới cùng với đó là sự thay đổi quan niệm về

cốt truyện, về hiện thực, về nhân vật, về phơng thức trần thuật, điểm nhìn trần thuật, cách tạo ẩn dụ, sử dụng biểu tợng trùng phức, ngôn ngữ đời thờng, khẩu ngữ, đậm chất cá thể hoá, v.v, thì truyện ngắn Việt Nam đơng đại đã và đang hoà nhập mạnh mẽ với nền văn xuôi đơng đại nhân loại.

Văn xuôi Việt Nam đơng đại, trên con đờng đổi mới t duy nghệ thuật, trong đó có đổi mới t duy truyện ngắn. Riêng về mặt thể tài truyện ngắn đã có đợc những thành tựu nhất định, nhng những chỉ dẫn trên cha thể nói là hết triệt, cha thể khái quát một cách đủ đầy những thành tựu. Chắc chắn còn nhiều vấn đề cần đợc nghiên cứu để hình dung và mô tả đúng đắn diện mạo và quy luật của thể loại truyện ngắn giai đoạn này. Cùng với công cuộc đổi mới đất nớc, sự giao lu tiếp xúc văn văn rộng rãi, sự xuất hiện đội ngũ nhà văn với t duy nghệ thuật mới, thì chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng: văn xuôi nớc ta sẽ tiến xa hơn nữa, trong đó có thể tài truyện ngắn.

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w