Truyện ngắn trên hành trình sáng tạo của Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 45 - 49)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Truyện ngắn trên hành trình sáng tạo của Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái sinh năm 1960, thuộc lớp nhà văn trởng thành sau kháng chiến chống Mĩ cứu nớc. Anh bớc vào nghề văn khá sớm, 17 tuổi viết truyện ngắn Bụi phấn. Hiện nay, Hồ Anh Thái là tiến sĩ văn hoá phơng Đông, chuyên viên Bộ ngoại giao, tham gia thỉnh giảng một số trờng Đại học ở Mĩ, nh: Đại học Tổng hợp Wasingtơn, Đại học ST. Mary, v.v, và còn giữ thêm cơng vị Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội.

Mặc dù không thật nổi bật ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn nh nhiều nhà văn khác cùng thời, nhng Hồ Anh Thái đã có những thành tựu nhất định, trong đó có thể loại truyện ngắn. Anh đã làm nên một “dòng riêng giữa

nguồn chung” (chữ dùng của Trần Ngọc Vơng), và ngày càng tạo dựng cho mình vị trí khá vững chắc trong nền văn xuôi đơng đại, cũng nh chiếm trọn niềm tin ở độc giả qua những trang viết ngày càng chất lợng của mình. Đến nay, Hồ Anh Thái đã cầm bút gần 30 năm, số lợng tác phẩm anh viết tơng đối lớn, bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, và khảo cứu văn hóa. Trên 20 đầu sách đợc xuất bản, trong đó có một số tác phẩm đợc dịch ở nhiều nớc nh: Pháp, Mĩ, ấn Độ, v.v. Đợc Giải thởng truyện 1983 - 1984 của báo Văn nghệ với

Chàng trai ở bến đợi xe; Giải thởng văn xuôi 1986 - 1990 của Hội nhà văn Việt

Nam và Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam với tiểu thuyết Ngời và xe chạy

dới ánh trăng; Giải thởng 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt

Nam với tập truyện ngắn Ngời đứng một chân. Trong sự thành công chung của anh về nghiệp văn, không thể không nói đến mảng truyện ngắn. Truyện ngắn của Hồ Anh Thái đã có những sáng tạo của riêng mình trong việc thể hiện cái cái nhìn đa chiều về cuộc sống, sự khám phá con ngời nh những “mảnh vỡ”, và sự sáng tạo không biết mệt mỏi về phơng diện nghệ thuật.

Hồ Anh Thái là nhà văn có thái độ nghiêm túc và đam mê với nghiệp văn của mình. Đờng văn của Hồ Anh Thái là một đờng riêng, anh không bắt chớc ai, và cũng không thể trộn lẫn vào ai, vì thế có nhiều ngời cho rằng anh một trong những nhà văn có tác phẩm đọc đợc hiện nay. Hồ Anh Thái cũng là nhà văn có quan điểm sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Anh cho rằng: “Ngời viết văn phải là ngời vật vã lao động trên từng con chữ, mà là chữ sáng tạo” [61, 226]. Mỗi câu, mỗi chữ đều phải suy ngẫm, lẫy lọc và là sự rút ruột nhã tơ của ngời cầm bút. Dùng ngôn ngữ để nói hết những băn khoăn, trăn trở của mình về cuộc sống, về số phận cá nhân con ngời. Đúng nh trong một truyện ngắn cùng tên của nhà văn: Nói bằng lời của mình. Dờng nh đó cũng là một tuyên ngôn nghệ thuật của anh.

Lao động nghệ thuật với nhà văn còn là một công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, lăn lộn, đục đẽo trên từng con chữ. Và điều tối quan trọng là nhà văn không

đợc cẩu thả. Điều này đã hơn một lần Nam Cao nhắc nhở: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lơng rồi. Nhng sự cẩu thả trong văn chơng thì thật là đê tiện” [47, 42]. Đứng trớc trang giấy là nh đứng trớc một vùng đất xa xôi, hiểm trở đòi hỏi ngời viết phải dấn thân, thì lúc đó anh ta mới chiếm lĩnh đợc điều mình muốn nói, và mới có điều kiện nói hết đợc những suy nghĩ, những trải nghiệm về cuộc sống, về con ngời. Hồ Anh Thái là nhà văn dám nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ” cuộc sống, những bi kịch của kiếp ngời. Anh không hề né tránh sự thật, không hề né tránh nỗi đau con ngời. Mà trái lại anh đa ra trớc mắt ngời đọc những sự thật về nỗi đau của con ngời một cách “trung thực, tỉnh táo” [17, 178]. Nỗi đau của những ngời phụ nữ trong Mảnh vỡ của đàn ông, nỗi đau của NiLam và những đứa trẻ sơ sinh về món hồi môn truyền kiếp trong Tiếng

thở dài qua rừng kim tớc, v.v. Hồ Anh Thái có lẽ: “là ngời ít ảo tởng về con ng-

ời, thậm chí có lẽ cũng ít hy vọng” [63, 339]. Nhng công bằng mà nói, Hồ Anh Thái đâu chỉ quen với việc thể hiện những bi kịch nhân sinh, việc bỉ bác cái xấu, muốn thanh tẩy cái ác, mà anh còn là nhà văn biết khao khát, mơ ớc, và h- ớng đến cái thiện, tin vào sự thay đổi của con ngời. Nếu anh có nói nhiều đến cái xấu, cái ác cũng mong muốn ngời đời ngộ ra, thức tỉnh làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, an lành hơn, thanh lơng hơn.

Những trang viết của Hồ Anh Thái đã tiệm cận với cái nhìn “suồng sã”, thân mật hoá về đời sống, về con ngời. Là nhà văn “ít ảo tởng về con ngời”, anh không đặt con ngời vào tháp ngà văn chơng để ngợi ca, không đặt nhân vật của mình vào bầu “không khí vô trùng” (chữ dùng của N. Niculin), sạch sẽ của đời sống, và anh cũng không quen đi tìm “hạt ngọc ẩn dấu” bên trong tâm hồn nhân vật. Anh đi tìm sự thật ở con ngời. Những trang viết của Hồ Anh Thái luôn có sự “xê dịch”, luôn thay đổi, luôn “tự làm mới mình” (Tôn Phơng Lan). Đờng văn Hồ Anh Thái có thể chia làm ba thời kì: a- Thời kỳ tiền ấn Độ (những tác phẩm viết trớc khi viết về ấn Độ); b- Thời kỳ ấn Độ (những tác phẩm viết về ấn Độ); c- Thời kỳ hậu ấn Độ (viết sau thời kì ấn Độ). Mỗi chặng ta nhận ra

một Hồ Anh Thái khác biệt. Nếu ở thời kỳ đầu tác giả thờng viết về những con ngời trẻ tuổi trong bớc “nhận đờng” về chân giá trị con ngời mình, và bớc đầu nhận thấy những “mảnh vỡ” của cuộc sống, thì ở thời ấn Độ tác giả đã thực sự nhìn thấy đợc những nỗi đau của kiếp ngời, là mũi kim châm trúng văn hoá ấn Độ. Còn hiện tại chất hài, chất giễu nhại về cuộc sống là âm hởng chủ đạo.

Truyện ngắn Hồ Anh Thái không có sự “ổn định”, mà luôn “xê dịch”, nên giọng điệu trong sáng tác của anh cũng luôn có sự “xê dịch”. Mỗi chặng là một tone khác nhau. ở thời kỳ đầu, giọng văn chính trong các tác phẩm là: nhẹ nhàng, trong sáng, tơi tắn thể hiện qua Chàng trai ở bến đợi xe, Sao anh không

đến, Cánh võng không ngời, v.v; đến thời kỳ ấn Độ, giọng văn có phần tỉnh táo, sắc lạnh qua Tiếng thở dài qua rừng kim tớc, Đàn kiến, Đi khỏi thung lũng

mới đến nhà, và có cả giọng chiêm nghiệm triết lý sâu sắc Chuyện cuộc đời Đức Phật, Kiếp ngời đi qua, Đến muộn, v.v; ở thời hiện tại thì giọng hài hớc,

giễu nhại trở thành giọng chủ âm qua các tập truyện Tự sự 265 ngày, Bốn lối

vào nhà cời, v.v.

Truyện ngắn Hồ Anh Thái không chỉ đem đến cho ngời đọc cái nhìn mới về con ngời, về hiện thực đời sống, đem đến cho ngời đọc sự đa dạng trong giọng điệu, mà còn sự mới mẻ về ngôn ngữ nghệ thuật. Hồ Anh Thái, không còn viết bằng thứ ngôn ngữ sử thi, hào hùng, ngợi ca, mà viết bằng ngôn ngữ đời thờng, tơi rói, nóng hổi của cuộc sống. Một kiểu ngôn ngữ, “giản dị, trong sáng, linh hoạt, mới mẻ, và rất đỗi Việt Nam” [40, 110]. Nhà văn nh mang hơi thở của cuộc sống vào những trang viết của mình. Nếu trớc đây ngôn ngữ miêu tả phải khuôn thớc trang trọng, lời nói nhân vật cha đợc cá thể hoá, thì nay trong những tác phẩm, Hồ Anh Thái đã tự do đa vào trang viết của mình những ngôn ngữ tuỳ theo cá tính của nhân vật, và ngôn ngữ của nhân vật đợc cá thể cao độ, nhân vật tự do lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp tính cách và cá tính của mình. Ngôn ngữ không còn bị giới hạn ở một vùng nào, nó xông thẳng vào tất cả các mặt của cuộc sống, kể những “vùng cấm” đã bị lãng quên. Đọc

truyện ngắn Hồ Anh Thái, ta nhận thấy ngoài ngôn ngữ thô nhám, góc cạnh, v.v, của cuộc sống thờng nhật, còn có hẳn một hệ thống ngôn ngữ thị dân trong những sáng tác của nhà văn. Ngôn ngữ truyện ngắn của Hồ Anh Thái cũng nh giọng điệu, mỗi thời kỳ là một thứ ngôn ngữ khác. Nếu ở thời kỳ tiền ấn Độ ngôn ngữ trong sáng nhẹ nhàng, tơi tắn; ở thời kỳ ấn Độ ngôn ngữ có phần sắc lạnh, tỉnh táo, và triết lý sâu sắc; ở thời kỳ hậu ấn Độ ngôn ngữ hài hớc, giễu nhại là chủ yếu. Đọc truyện ngắn Hồ Anh Thái, ngời đọc còn bắt gặp đổi mới nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tác phẩm của anh. Cốt truyện trong truyện ngắn không thuộc một khung khổ nào, anh chú trọng đến sáng tạo cốt truyện huyền ảo, cốt truyện phân mảnh, lắp ghép. Cốt truyện trong tác phẩm của anh có thiên hớng lỏng lẻo, tiện đâu kể đấy. Đổi mới cốt truyện cũng là cách tạo nên sự đa dạng trong lối viết của nhà văn.

Đặt truyện ngắn Hồ Anh Thái trong “dòng chảy” truyện ngắn Việt Nam đơng đại, ta thấy rõ Hồ Anh Thái đã chọn cho mình một lối đi riêng. Chính lối đi riêng đã tạo nên một Hồ Anh Thái đa phong cách, đa giọng điệu. Hồ Anh Thái cũng là nhà văn cha bao giờ tự thỏa mãn với chính mình, anh luôn cố gắng bứt phá để “làm mới mình”. Mỗi chặng đờng sáng tác, Hồ Anh Thái luôn làm mới mình trong mắt ngời đọc. Dĩ nhiên, đây không phải là sự làm mới theo kiểu bắt chớc “một vài kiểu mẫu đa cho” [47, 42], mà làm mới có chiều sâu. Vì thế, anh luôn mang đến cho độc giả nhiều bất ngờ. Đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhà văn Tô Hoài khẳng định: “Trong số ít cây bút đọc đợc hiện nay có Hồ Anh Thái” [17, 193]. Để trở thành nhà văn đọc đợc hiện nay, có lẽ do sự cật lực lao động sáng tạo trên từng con chữ của nhà văn. Nhng trên hết có lẽ ở Hồ Anh Thái có một t duy truyện ngắn độc đáo - t duy tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w