Nhu cầu đổi mớ it duy nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.3. Nhu cầu đổi mớ it duy nghệ thuật

Văn học Việt Nam 1945 - 1975, đã làm tròn sứ mệnh cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, vì Tổ quốc, nhân dân, dân tộc. Theo cách nói của Mã Giang Lân, văn học “chỉ có một con đờng lớn duy nhất là phục vụ nguyện vọng của dân tộc, lợi ích của cộng đồng” [35, 73]. Về đặc điểm loại hình, đó là “nền văn học theo khuynh hớng sử thi, đợc thể hiện trong sự thống nhất trên quan điểm sử thi của cảm hứng, đề tài, và chủ đề, thế giới nhân vật, cho đến kết cấu, giọng điệu” [56, 135]. Nền văn học sử thi ấy phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh, nên có những nét đặc thù, có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc.

Bớc vào những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế xã hội đất nớc gặp nhiều khó khăn, rồi rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nền văn học của chúng ta dờng nh chững lại, độc giả quay lng lại với ngời viết, và không ít nhà văn lâm vào tình trạng bế tắc, không tìm thấy đợc phơng hớng sáng tác. ý thức nghệ thuật của số đông ngời viết và công chúng cha kịp biến chuyển kịp thời với thực tại xã hội, những quan niệm và cách tiếp cận hiện thực vốn quen thuộc trong thời kì trớc tỏ ra bất cập, lỗi thời trớc hiện thực mới và đòi hỏi của độc giả. Đây là thời gian mà Nguyên Ngọc gọi “khoảng chân không trong văn học”. Nhng cũng chính trong khoảng thời gian này đã diễn ra sự vận động có chiều sâu của đời sống văn học. Văn học đã chuyển “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả một dân tộc”, sang một cuộc chiến đấu mới, âm thầm mà quyết liệt không kém. Đó là “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng cá nhân”, mà theo nh cách nói của Nguyễn Minh Châu: “không có gì ồn ào nhng xảy ra từng giờ, từng ngày khắp mọi lĩnh vực đời sống” [29]. Văn xuôi Việt Nam 75 - 85, đã đặt

ra vấn đề chất liệu, về hớng tiếp cận hiện thực đời sống. Văn học đặt trong mối quan hệ hiện thực đời sống thờng nhật với tất cả sự phong phú, phức tạp, đa chiều và luôn vận động. Đây quả là bớc chuyển không hề giản đơn với một nền văn học đã quen với “bè cao”(chữ dùng Nguyên Ngọc). Ngay cả một nhà văn dày dạn kinh nghiệm nh Nguyễn Khải cũng phải thú nhận: “Chiến tranh ồn ào náo động mà lại có sự yên tĩnh, giản dị của nó, hoà bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, những gió xoáy ở bên trong” [32]. Những vận động chiều sâu của đời sống văn học, những trăn trở kiếm tìm âm thầm mà quyết liệt, “điềm đạm mà dũng cảm”, ở một số nhà văn mẫn cảm trớc đòi hỏi của cuộc sống và ý thức sâu sắc về những tác phẩm đã có kết quả. Ghi công đầu cho nỗ lực đi tìm tiếng nói mới cho văn học phải kể đến Nguyễn Minh Châu. Nguyên Ngọc xem Nguyễn Minh Châu là “ngời mở đờng tinh anh” cho nền văn học thời kỳ đổi mới. Nguyễn Minh Châu nhìn lại văn học viết về chiến tranh, ông không khỏi băn khoăn, trăn trở, và đặt câu hỏi: phải viết về chiến tranh nh thế nào?. Khi mà: “Tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật cũng đã đợc phơi bày trọn vẹn” [29]. Và câu trả lời thích đáng của ông là: “phải viết về con ngời”, viết về con ngời với những tính cách đa dạng mà bấy lâu nay phải “tạm thời dấu mình trên trang sách”. Ông vẫn đau đáu một điều: “hình nh trong ý niệm sâu xa của ngời Việt Nam chúng ta, hiện thực văn học có khi không phải là hiện thực đang tồn tại mà cái hiện thực mọi ngời đang hi vọng, đang mơ ớc... Những ngời cầm bút chúng ta vô cùng cảm thông với dân tộc mình chẳng lẽ chúng ta có thể làm yên tâm mọi ngời bằng cách mô tả cái hiện thực ớc mơ?” [29]. Đồng hành với những băn khoăn, trăn trở trong t tởng, là những sáng tác mang ý tởng đổi mới nghệ thuật của mình, nh: Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Sắm vai, đặc biệt

Phiên chợ Giát, v.v, thì Nguyễn Minh Châu đã có những thay đổi rõ rệt về ph-

ơng thức sáng tạo nghệ thuật cả nội dung lẫn hình thức trong tác phẩm. Thay vì viết về chiến tranh, bom đạn, nhà văn đi sâu vào “vơng quốc của tình đời”. Thay vì viết về số phận cá nhân chìm khuất trong số phận cộng đồng, Nguyễn Minh

Châu lấy số phận cá nhân làm xuất phát điểm, làm trọng tâm của lăng kính nghệ thuật.

Văn học Việt Nam sau 1986 đã thực sự đi vào đổi mới, toàn diện và sâu sắc. Sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, và sự ra đời kịp thời nghị quyết 05 của Bộ chính trị đã thực sự “cởi trói” cho văn học nghệ thuật. Cuộc gặp gỡ “lịch sử” của Tổng bí th Nguyễn Văn Linh với đông đảo giới văn nghệ sĩ trong 2 ngày vào tháng 10/1987, cùng với không khí cởi mở của đời sống văn hoá - xã hội, và tiếp xúc giao lu văn hoá ngày càng rộng rãi với các n- ớc trong khu vực và toàn thế giới, v.v, là những tiền đề thuận lợi thúc đẩy, tạo đà cho sự chuyển đổi sâu sắc, mạnh mẽ của văn học. Bên cạnh đó, tác động của nền kinh tế thị trờng đã làm cho cuộc sống khởi sắc hơn, nhng mặt khác con ng- ời trong nền cơ chế thị trờng cũng lạnh lùng hơn, mối quan hệ cá nhân trong xã hội cũng ít gò bó hơn. Bối cảnh lịch sử - xã hội đó, cả mặt tích cực và tiêu cực của nó khiến các nhà văn, nhà thơ không thể nhìn cuộc sống nh trớc đợc nữa, và cũng không thể viết nh trớc đợc nữa. Họ phải thích ứng với những thay đổi, thậm chí nhiều khi đến chóng mặt của cuộc sống. Điều đó dẫn tới những thay đổi sâu sắc về t duy nghệ thuật. Nó vận động theo những điểm đáng chú ý sau:

Văn học nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào hiện thực. Để làm đợc điều đó, văn học đã chuyển từ t duy sử thi sang một hệ hình t duy mới - t duy tiểu thuyết. T duy tiểu thuyết, theo nhà nghiên cứu M. Bakhatin là t duy suy ngẫm cái hiện thực, suy ngẫm về cái đơng đại đang diễn ra, “cái đơng đại cha hoàn thành” [4, 57]. Cùng với kiểu t duy nghệ thuật mới, là sự xuất hiện một kiểu nhà văn mới. Họ vừa là “con đẻ” của thời đại văn học mới, vừa góp phần tạo nên sự đổi mới t duy nghệ thuật và là ngời trực tiếp đem lại những thành tựu văn học thời đổi mới. Tiêu biểu hơn cả là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phơng, Nguyễn Việt Hà, v.v, những sáng tác của họ mang đậm màu sắc duy lý. Điều này chứng tỏ, ý thức tạo dựng một nhãn quan nghệ thuật mới của ngời nghệ sĩ. ý thức đó đợc bộc lộ qua hai dấu hiệu cơ bản: a- Tác phẩm nghệ thuật vợt ra ngoài cảm hứng

sử thi hoành tráng thờng thấy ở những tác phẩm 1945 - 1975, để tiến tới sự đa dạng, phong phú với nhiều gam giọng điệu. Gia tăng chất độc thoại, đối thoại, màu sắc huyền ảo trong tác phẩm; b- Cái nhìn tỉnh táo của các nhà văn thực chất là cái nhìn đầy suy t, triết luận, và đầy tính trách nhiệm trớc cuộc sống. Đồng thời với sự thay đổi trong cấu trúc t duy nghệ thuật là vị thế nhà văn cũng thay đổi. Nhà văn không còn là ngời rao giảng đạo đức, bằng những tác phẩm mang tính chất minh hoạ cho một t tởng, một chân lý sẵn có, mà góp phần vào đời sống hiện tại, đánh thức những khao khát, những trắc ẩn, những miền vô thức ẩn kín mà bấy lâu nay bị che khuất.

Văn học thời kỳ này còn hoài nghi với những giá trị đã quá ổn định về con ngời, về cuộc sống. Nó phát triển theo những giá trị mới: dự báo, dự cảm, chiêm nghiệm về sự biến đổi tất yếu của xã hội, và thân phận con ngời. Theo cách nói của nhà nghiên cứu văn học Đặng Anh Đào, nó: “khơi dậy cảm giác về sự bất ổn đó là đòi hỏi phải đợc giải quyết” [44, 23 - 24]. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học những đề tài và chủ đề mới, đa đến hệ quả tất yếu trong văn học là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngời. “Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc về con ngời mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là t tởng nhân bản” [37, 16]. Con ngời trở thành trung tâm của mọi vấn đề văn học. Con ngời vừa là xuất phát điểm, vừa là đối tợng khám phá, vừa là đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thớc đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Con ngời xuất hiện trong văn học thời đổi mới đợc “định vị” ở nhiều vị thế: con ngời xã hội, con ngời lịch sử, con ngời văn hoá, con ngời cá nhân, v.v. Con ngời đợc nhìn ngắm trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với ngời khác, quan hệ với chính mình, quan hệ với xã hội. Con ngời đợc soi chiếu trên nhiều bình diện: ý thức và vô thức, cao thợng và thấp hèn, thiên thần và ác quỷ, v.v. Văn học đã thực sự khôi phục lại con ngời, chứ không còn là “sự quên mất con ngời” [30, 8] nữa. Đổi mới t duy nghệ thuật cũng đồng nghĩa với sự sáng tạo, và nó chấp nhận nhiều hiện thực mà nhà văn không đợc che giấu bất kì một

điều gì, phải viết để đáp lại sự cần thiết đó, theo nh cách nói của Camus: “Sáng tạo hôm nay là sáng tạo nguy hiểm. Mọi tài liệu xuất bản là một hành động và hành động đó bị phơi bày trớc những tình cảm mãnh liệt của một thế kỷ không tha thứ điều gì” [69, 88].

Đổi mới về t duy nghệ thuật, vừa là hệ quả vừa là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nớc. Văn học Việt Nam đơng đại đã và đang trải qua những cơn “trở dạ” trong cuộc sống bề bộn, phức tạp của ngày hôm nay, để tự hoàn thiện mình theo hớng hiện đại. Đó là một thực tế. Một tất yếu.

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w