7. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Cốt truyện dựa trên tích sử
Cốt truyện dựa trên tích sử không còn là điều mới lạ trong văn học. Trớc Hồ Anh Thái đã có không ít ngời sử dụng lối viết này. Thiết nghĩ vấn đề này không phải bàn thêm. Tuy nhiên, điều đáng nói và đáng quan tâm là trên những cứ liệu ấy, ngời viết sẽ tổ chức nó ra sao? Và có tạo đợc dấu ấn cá nhân trên trên những cứ liệu lịch sử đó hay không?
Các nhà văn đơng đại khi xây dựng cốt truyện dựa trên cứ liệu lịch sử th- ờng lấy những nguyên mẫu anh hùng lịch sử; hoặc những nhân vật lịch sử hiện còn nhiều hoài nghi về họ, chẳng hạn Nguyễn Xuân Khánh viết về nhân vật lịch sử là Hồ Quý Ly (tiểu thuyết Hồ Quý Ly); Nguyễn Huy Thiệp viết về nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh (Vàng lửa, Kiếm sắc), v.v. Hồ Anh Thái mang đến
cho ngời đọc có phần bất ngờ và lạ lẫm với bạn đọc Việt Nam, khi viết về: Đức Phật. Nguyễn Huy Thiệp khi viết về Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh nh cố tình tạo ra “phép thử” trong nhận thức bạn đọc. Nhà văn “muốn giải” thiêng nhân vật, đặt lại cái nhìn mới về con ngời. Thức tỉnh ngời đọc luôn quen với thái độ “phục tùng” con ngời lịch sử, nhìn họ bao giờ cũng toàn thiện, toàn bích, hoặc một cái nhìn kì thị không đến mức cần thiết. Hồ Anh Thái lại muốn dựa vào tích sử về Đức Phật để hiện thực hoá t tởng tình thơng, và sự hớng thiện của con ngời trong suy ngẫm của mình. Những suy ngẫm đó đợc thể hiện rõ qua ba truyện ngắn: Chuyện cuộc đời Đức Phật, Đến muộn, Kiếp ngời đi qua.
Dựa trên tích sử về Đức Phật, Hồ Anh Thái một mặt tôn trọng những gì liên quan đến Đức Phật, mặt khác tổ chức theo ý tởng của mình, bằng cách thêm vào đó nhiều đối thoại, độc thoại nhằm bộc lộ tâm lý nhân vật, điều mà ở các tích sử không thực sự rõ nét. Chuyện cuộc đời Đức Phật, tái hiện lại toàn bộ cuộc đời Đức Phật, từ khi Ngài sinh ra, tìm đờng cứu khổ, cứu độ cho chúng sinh, đến khi viên tịch ở tuổi 80. Để tái hiện cuộc đời Phật tổ, Hồ Anh Thái tổ chức mạch truyện của mình thành hai tuyến chính: trớc và sau khi Ngài đợc giác ngộ và tìm thấy con đờng giải thoát nổi khổ đau cho mình và đồng loại. Trên hai mạch chính ấy, Hồ Anh Thái đã tập hợp lại những tích vốn rời rạc trong các sách kinh, ở dân gian, hay giai thoại về Đức Phật, tạo thành một cốt truyện hoàn chỉnh. Đức Phật là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là hiện thân của tình thơng và sự cứu rỗi với con ngời qua hàng loạt sự kiện liên quan. Sự kiện đầu tiên phải kể đến là việc Siddhartha xuất gia và tự giác ngộ để trở thành Buddha. Hoàng tử Siddhartha là con của một vơng quốc giàu mạnh. Hoàng tử đã từ bỏ tất cả đẳng cấp cao quý của mình với một câu hỏi giản đơn, nhng nó mang tính chất muôn thuở “Làm sao để chấm dứt đợc mọi khổ đau cho chúng
sinh?” Hiểu ra căn nguyên của mọi khổ đau và tìm thấy đợc con đờng diệt khổ,
trở thành bậc Đại giác ngộ, và Ngời bắt đầu hành trình truyền bá t tởng của chính mình ngộ ra để chia sẻ và giúp chung sinh vợt khổ. Tiếp đến là những sự
kiện trên hành trình hành đạo của mình: một ngời mẹ nhờ cứu giúp con mình sống lại; thu phục tớng cớp Anguli Mala trở lại làm ngời lơng thiện; lấy tình th- ơng yêu đối đãi với Devadatta, v.v. Ngời chết không thể sống lại, sinh tử là cái vô thờng của con ngời; tình thơng cứu chuộc con ngời; tình thơng xoá bỏ mọi hận thù, là ý nghĩa ẩn đằng t tởng của Đức Phật.
Chuyện cuộc đời Đức Phật có cách tổ chức liên hoàn, móc nối nhiều cốt
truyện với nhau từ tích sử Đức Phật xoay quanh một trục chủ đề t tởng: tình th- ơng. Cách làm này có giá trị nh một cuốn biên niên về cuộc đời Phật Tổ, nhng mặt khác còn cách diễn giải những t tởng hiền minh của Ngài một cách mộc mạc mà sinh động (qua hành trình kiếm tìm và đắc đạo) và cụ thể hóa những t t- ởng ấy qua sự cảm hoá rất thực tế của Ngời trên con đờng hành đạo. Trên những tích sử, Hồ Anh Thái đã tái hiện một nhân cách hoàn chỉnh, một ngời toàn thiện: Đức Phật. Qua đây tác giả cũng bộc lộ quan niệm nhân sinh về con ngời, cuộc đời ngộ ra từ những Diệu lý nhân sinh của Đức Phật: “khi không còn thù hận, trái tim con ngời chỉ còn tràn đầy lòng yêu thơng”, “chính lòng từ bi này sẽ đem đến bình yên và hạnh phúc”, “chỉ có tình thơng mới diệt trừ đợc hờn oán. Lấy oán trả oán thì oán còn”, và “làm điều xấu thì tơng lai ngời đó sẽ đau khổ, còn một khi hành động với tình yêu thơng thực sự thì ngời đó sẽ gặt hái đợc niềm vui và hạnh phúc”. Đó là những giá trị nhân văn rút ra từ truyện
này.
Nếu Chuyện cuộc đời Đức Phật là sự tái hiện trọn vẹn về Đức Phật và những giáo lý cơ bản Phật giáo thì Đến muộn, Kiếp ngời đi qua nh là sự cụ thể hoá t tởng của Ngài trên con đờng hành đạo qua những hành động, tình huống, số phận cụ thể và đầy sức thuyết phục, cho dù vẫn dựa trên cốt truyện của tích sử. Truyện Đến muộn câu chuyện về hoàng tử Ajatasatru, đợc kể khá rõ trong truyện tích Phật, Hồ Anh Thái hầu nh tuân thủ những chi tiết trong tích truyện này. Nhng nhà văn đã thay đổi trật tự tuyến tính và đi vào miêu tả tâm lý thông qua lời kể, lời đối thoại của mẫu hậu và của Ajatasatru về tình thơng của vua
cha cho hoàng tử. Từ lời kể của mẫu hậu, Ajatasatru đã tự thức tỉnh lơng tri về hành động sai trái của mình. Truyện bắt đầu cao trào khi Ajatasatru quyết định giết vua cha sau nhiều năm cầm tù, bỏ đói mà vẫn không chết; trớc quyết tâm giết cha của ngời con, ngời mẹ đã kể lại toàn bộ tình thơng của vua cha giành cho Ajatasatru (mở nút); sau đó tác giả mở nút: Ajatasatru tự sám hối trớc hành động của mình trong sự muộn màng. Phần cuối, tám năm sau chính con trai của Ajatasatru đã cớp ngôi của y, rồi giam cho đến chết. Cốt truyện có giá trị thức tỉnh con ngời khi làm điều ác: gieo nhân nào gặt quả ấy. Gieo nhân ác sẽ gặt điều ác. Đó là nghiệp chớng, là quả báo, là kiếp luân hồi.
Kiếp ngời đi qua lại là một sự cụ thể hoá khác về t tởng của Đức Phật.
Đây là truyện ngắn dựa trên tích truyện ngắn gọn của Phật giáo, kể về tớng cớp Anguli Mala giác ngộ trớc Phật pháp của Đức Phật. Hồ Anh Thái đã thực sự sáng tạo trên tích truyện đơn giản này. Tác giả đã tạo ra những biến cố làm thay đổi cuộc đời và nhận thức của nhân vật này trớc khi đến với Phật tổ: Ahimsaka một con ngời tinh thông võ nghệ và tri trức, bị nhiều ngời ghen ghét, đố kỵ, và bị những ngời đồng môn bẫy lừa bằng cách đánh lừa thầy giáo; bị thầy đuổi ra khỏi thiền viện; bị ngời cha từ bỏ; bị Amrita xa lánh; bị ngời đời ghẻ lạnh. Từ một Ahimsaka thông minh, tài trí hơn ngời, trở thành một Anguli Mala khát máu, đúng nh nhân vật này tự thú: “Ta đã đi quá xa trên con đờng đẫm máu
này rồi”. Nhng khi đợc nghe Đức Phật thuyết giảng về Phật pháp: nỗi khổ đau
trong mỗi con ngời, về con đờng giải thoát nỗi khổ đau kia, về tình ngời, tình thơng, về lòng khoan dung và sự thấu hiểu, đã giúp cho Anguli Mala ngộ ra và tìm lại đợc niềm tin trong cuộc đời, sẵn sàng tái sinh trong đạo pháp của Đức Phật. Sự phục thiện của Anguli Mala trớc Phật pháp chính là con đờng đa Anguli Mala từ bỏ cái tôi củ, nảy sinh cái tôi mới, một cái tôi mới yên bình, bền vững và thanh lơng hơn. Điều này chính Đức Phật khẳng định: “Trên thế gian có hai loại ngời có thể có hạnh phúc chân chính: một là ngời tu thiện pháp không tạo tội, hai là ngời tạo tội biết sám hối” [10, 125]. Anguli Mala đã là ng- ời hạnh phúc!
Cốt truyện Kiếp ngời đi qua cũng nh Đến muộn, Chuyện cuộc đời Đức
Phật đều đợc tổ chức một cách đơn giản, có phần lỏng lẽo, nhng không vì thế
mà đánh mất ý nghĩa của truyện, ngợc lại nó tạo ra ý nghĩa sâu sắc: lòng ghen ghét, sự đố kỵ, ghẻ lạnh của ngời đời có thể đẩy con ngời vào bớc đờng cùng, nảy sinh điều ác; tình yêu thơng, lòng khoan dung, sự thấu hiểu có thể cứu chuộc con ngời thoát khỏi nỗi đau khổ.
Cốt truyện dựa trên tích sử theo chúng tôi cũng là một dạng thay đổi trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Hồ Anh Thái, điều này nó mở rộng đợc lối viết cho nhà văn. Hồ Anh Thái cũng nh bao nhà văn khác không còn bó hẹp mình trong cốt truyện truyền thống, mà nó đợc mở ra bởi nhiều dạng, điều này cũng có nghĩa t duy nghệ thuật của Hồ Anh Thái đã thực sự đổi mới, trong đó có t duy truyện ngắn.