Dung lợng truyện ngắn Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Dung lợng truyện ngắn Hồ Anh Thái

Trong cuốn Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Dung lợng (đợc hiểu là kích cỡ, sức chứa, lớn nhỏ) là khả năng ôm trùm bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống,

dung lợng đợc hiểu theo nghĩa khả năng của nội dung phản ánh hiện thực của thể loại” [66, 71].

Dung lợng truyện ngắn rất đợc nhiều ngời quan tâm. Theo quan niệm chung, một tác phẩm văn học đợc gọi là truyện ngắn thì phải ngắn (vì nó ngắn). Nhà nghiên truyện ngắn Pháp D. Sanelave khẳng định “ngắn” là “nét đặc trng nhất, là yếu tố duy nhất thật sự giúp phân biệt truyện ngắn với thể loại khác” [67, 42]. Trong cuốn Truyện ngắn Pháp cuối thế kỉ XX, tác giả Phạm Thị Thật đã đa ra một số khung mẫu cho kích cỡ truyện ngắn do các nhà nghiên cứu Pháp đề xuất: Etiemble xem truyện ngắn từ 3 đến 30 trang; Geoges Kolebka xem truyện ngắn kéo dài 100 trang, có khi gây choáng là ba dòng.

Thực ra, đã có không ít ngời khi xem xét dung lợng truyện ngắn đã không ngần ngại đặt nó bên cạnh dung lợng tiểu thuyết để phân biệt. ở đó ngời ta nhận thấy một độ “vênh” rất lớn về hình thức giữa hai thể loại này. Vì lẽ đó, theo Phạm Thị Thật: “tồn tại một quy định mang tính thoả thuận - một quy ớc bất thành văn giữa các nhà văn và xuất bản: độ co giãn về kích cỡ của truyện ngắn là từ... 1 đến 100 trang” [67, 43].

Khảo sát tập truyện ngắn Nói bằng lời của mình (gồm 22 truyện) của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy dung lợng truyện ngắn của anh ở mức độ bình thờng. Cụ thể: Những cuộc kiếm tìm (13 trang), Nói bằng lời của mình (11 trang), Cuộc săn đuổi (13 trang), Sao anh không đến (12 trang), Cánh võng

không ngời (22 trang), Chàng trai ở bến đợi xe (11 trang), Mảnh vở của đàn ông (17 trang), Bến Ôsin (8 trang), Món dê tái (7 trang), Hàng xóm ở Seattle (6

trang), Ngời ấn (11 trang), Tiếng thở dài qua rừng kim tớc (11 trang), Đàn

kiến (16 trang), Đi khỏi thung lũng mới đến nhà (9 trang), Cuộc đổi chác (8

trang), Ngời đứng một chân (8 trang), Lá quốc th (15 trang), Lá quốc th II (13 trang), Chuyện cuộc đời Đức Phật (24 trang), Đến muộn (5 trang), Kiếp ngời

đi qua (15 trang), Thi nhân (10 trang). Xét trong tập truyện ngắn này thì truyện

đời Đức Phật (24 trang). Truyện ngắn có số chữ ít nhất là Đến muộn (khoảng

1200 chữ) và truyện ngắn có số chữ nhiều nhất Chuyện cuộc đời Đức Phật (khoảng 8590 chữ).

Khảo sát tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2004, gồm 49 truyện, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của ông dao động từ 10 đến 20 trang là phổ biến. Khảo sát tập truyện ngắn Hồn

trinh nữ của Võ Thị Hảo, do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2006, gồm 14

truyện, chúng tôi thấy thờng dao động từ 8 đến 24 trang. Khảo sát tập truyện

Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2006,

chúng tôi thấy thờng dao động từ 6 đến 42 trang.

Nếu đặt truyện ngắn Hồ Anh Thái bên cạnh những bộ tiểu thuyết lớn thì không thể so sánh về mặt kích cỡ đợc, vì nh thế sẽ tạo ra một độ “vênh” rất lớn. Nhng xét dung lợng theo hiệu quả thì truyện ngắn Hồ Anh Thái “có quyền bình đẳng với tiểu thuyết” [66, 73]. Mặt khác theo Tạ Duy Anh, tiểu thuyết hiện nay có: “Xu hớng ngắn, thu hẹp bề ngang, vừa khoan sâu chiều dọc, đa thanh hoá sự đối thoại, nhiều vỉa ý nghĩa, bi kịch thời đại đợc dồn nén trong một cuộc đời bình thờng, không áp đặt chân lí dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả thế giới hơn là tạo ra một thế giới theo cách nó. ở đó con ngời có thể chiêm ngỡng mình từ nhiều chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lich sử” [2]. Trong thực tế đã có không ít truyện ngắn có tầm cỡ một tiểu thuyết, chẳng hạn AQ chính

truyện của Lỗ Tấn; Chí Phèo của Nam Cao; hay Phiên chợ Giát của Nguyễn

Minh Châu, v.v. ở truyện ngắn Hồ Anh Thái có nhiều tác phẩm đã thực sự “nảy nở” t duy tiểu thuyết nh Mảnh vỡ đàn ông, Tiếng thở dài qua rừng kim tớc, Chuyện cuộc đời Đức Phật, Thi nhân, Bến Ôsin, Chàng trai ở bến đợi xe, Cánh võng không ngời, v.v, những truyện ngắn nhiều khi không còn là “lát cắt”

(chữ dùng của Bùi Hiển) của sự kiện nữa, mà thực sự đi sâu vào số phận của từng con ngời cụ thể với nhiều mạch nổi, mạch chìm với một cái nhìn đa diện. Theo nh cách nói của nhà văn Trung Quốc Trơng Hiền Lợng, cả về dung lợng

và nội dung những truyện ngắn này “giống nh nớc hoa quả cô quả cô đặc, pha thêm một chút nớc, ít nhất cũng thành truyện vừa, lại cho thêm một chút gia vị thành truyện dài cũng không khó” [67, 123].

T duy tiểu thuyết cho phép nhà văn tiếp xúc cuộc sống ở giác độ đời th- ờng, đời t, vì vậy, nhà văn không chú trọng sự kiện mà đi thẳng vào số phận cá nhân con ngời, nên tác phẩm tạo ra đợc sự dồn nén về dung lợng. Mặt khác, theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến nhà văn bây giờ có xu hớng là “viết nội dung” chứ không “kể lại nội dung”. Ông viết: “với cách viết tự sự “viết nội dung” thì nội dung không có sẵn trớc khi viết mà viết đến đâu nội dung hình thành đến đấy, viết không phải là biểu đạt nội dung mà là sản sinh nội dung” [23, 89]. Với xu hớng “viết nội dung” hơn là “kể lại nội dung” thì viết đợc tự do sáng tạo, tự do h cấu, tự do bay bổng mà không cần biết đến nó thuộc khung khổ nào. Vì thế, truyện ngắn đơng đại đã có những cách tân rõ rệt. Trong đó có truyện ngắn Hồ Anh Thái.

Việc xem xét truyện ngắn Hồ Anh Thái từ góc độ t duy tiểu thuyết, chúng tôi hy vọng sẽ rút ngắn đợc khoảng cách t duy giữa hai thể loại này về mặt nội dung cũng nh hình thức biểu hiện.

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w