Đa dạng hoá nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 108 - 111)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Đa dạng hoá nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Lí thuyết tự sự từ trớc đến nay vẫn đề cao vai trò của cốt truyện. Thực tế cho thấy một tác phẩm hay là một tác phẩm đợc xây dựng với cốt truyện độc đáo.

Khái niệm cốt truyện đã xuất hiên từ lâu. Ngời đầu tiên nêu lên khái niệm này là Aristote, trong công trình Nghệ thuật thi ca, nhà bác học khẳng định: “cốt truyện dùng để mô phỏng hành động cũng phải là sự miêu tả một hành động - hành động hoàn chỉnh và các phần của sự kiện (chi tiết - N.D) cần phải sắp xếp nh thế nào để khi thay đổi hay bỏ đi một phần thì cái chỉnh thể cũng biến động theo” [1, 44]. Về sau khái niệm cốt truyện đều có sự thống nhất cao trong cách hiểu. Theo sách Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là: “Hệ thống sự kiện cụ thể, đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự tự và kịch” [20, 99]. Còn theo sách 150 thuật ngữ văn

học, cốt truyện là: “sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố

tác phẩm” [3, 113]. Phạm Thị Thật, trong cuốn Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ

XX, có nhận định tổng quát hơn về cốt truyện: “đó là sự kết chuỗi các sự kiện và

hành động tạo thành nội dung câu chuyện” [67, 119]. Trên cơ sở đó với tác phẩm tự sự, cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề t tởng tác phẩm.

Xin lu ý, khái niệm cốt truyện mà chúng tôi đề cập đến ở đây là cốt truyện nghệ thuật, trong cái nhìn đối sánh với cốt truyện tự nhiên. Cốt truyện nghệ thuật là sự liên kết các mối quan hệ của nhân vật với sự kiện, biến cố nằm trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, điểm khởi đầu và kết thúc

nhiều khi không trùng khít. Còn cốt truyện tự nhiên, các sự việc, biến cố diễn ra theo một thời gian tuyến tính. Vì vậy, điểm khởi đầu và kết thúc thờng có sự trùng khít.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, một cốt truyện chuẩn mực phải mang đầy đủ năm thành phần: “trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút)” [20, 101]. Tuy nhiên, nói nh vậy không có nghĩa bất cứ một sáng tạo nghệ thuật nào cũng phải đặt trong khung khổ đó, bởi không có một công thức nào cứng nhắc cho sáng tạo văn học. Nói nh A. Ropbơ Grile: “Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu” [37, 227].

Nhìn lại quá trình phát triển văn xuôi nói chung có thể thấy vai trò và cấu trúc cốt truyện luôn có sự vận động thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, tuỳ thuộc khuynh hớng sáng tác và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Các tác phẩm tự sự truyền thống luôn coi trọng và tuân thủ cốt truyện chuẩn mực, trong khi đó nhiều tác phẩm hiện đại đợc xây dựng với cốt truyện lỏng lẻo, thu nhỏ, tới mức có ngời đã nói đến sự “tan rã” của cốt truyện. Là thể loại tự sự, truyện ngắn cũng nằm trong quỹ đạo vận động này. Nói đến truyện ngắn, về nguyên tắc là một câu chuyện đợc thuật lại một cách ngắn gọn, có bố cục chặt chẽ, có mở đầu, có kết thúc. Song có nhiều tác giả đơng đại không đồng quan điểm đó, họ cho rằng truyện ngắn không nhất thiết phải “có đầu có đuôi”, thậm chí truyện ngắn không nhất thiết phải “có chuyện”. Từ đây ngời ta đặt lại vấn đề cốt truyện, và xem “đây cũng là một đối tợng cách tân nhằm đa dạng hoá lối viết” [67, 120]. Khảo sát Truyện ngắn mới của Pháp, Phạm Thị Thật đã nhận thấy “bên cạnh những truyện ngắn có cốt truyện truyền thống tiêu biểu còn xuất hiện những tác phẩm có cốt truyện phức hợp, cốt truyện thu nhỏ, cốt truyện ẩn, thậm chí phi cốt truyện” [67, 120]. Còn Nguyễn Bích Thu, khi khảo sát tiểu thuyết Việt Nam đơng đại cũng đã phát hiện thấy sự thay đổi trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện, theo tác giả bài viết ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau

1975, thì các nhà tiểu thuyết: “cố gắng cách tân trong sáng tạo với những tiểu

thuyết có cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giản, khó tóm bắt, khó kể lại. (...). Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, thể hiện cái hiện tại đang vận động, biến chuyển, không khép kín” [37, 228]. Điều đó cho thấy trong văn xuôi đơng đại cốt truyện cũng đã đợc nhìn nhận một cách cởi mở hơn, và có nhiều thay đổi, biến chuyển. Thay đổi về nghệ thuật tổ chức cốt truyện cũng nằm trong sự thay đổi về t duy nghệ thuật, trong đó có t duy nghệ thuật truyện ngắn.

Về việc phân loại cốt truyện. Từ trớc đến nay ngời ta vẫn chia làm hai dạng cốt truyện: đơn tuyến và đa tuyến. Cốt truyện đơn tuyến mà “hệ thống sự kiện đợc tác giả kể lại gọn gàng và thờng là đơn giản về số lợng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn cuộc đời nhân vật chính” [20, 100]. Còn cốt truyện đa tuyến là “trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ lịch sử, tái hiện con đờng diễn biến phức tạp của nhân vật” [20, 100 - 101]. Đây là cách phân chia rõ ràng mạch lạc về hớng phát triển của cốt truyện, nhng không phải lúc nào nó cũng là khuôn mẫu cho mọi sáng tác.

Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, ngày càng nhiều nhà văn thể hiện rõ quan điểm từ chối khuôn mẫu. Họ chấp nhận mức độ rủi ro cho những thể nghiệm của mình, còn hơn sự tìm kiếm thành công trên những lối mòn đã có. Với họ, sáng tạo nghệ thuật đồng nghĩa với sáng tạo hình thức. Hành vi sáng tạo nghệ thuật của ngày hôm nay đều là sự tìm tòi không bến bờ, theo cách nói của Jacques Borel “Mọi nghệ thuật là sự tìm tòi” [71, 7]. Nghệ thuật là sự chinh phục những cái mới lạ hơn là những cái đã có, nh lời của Malraux: “nghệ thuật không phải là sự khuất phục mà một chinh phục” [69, 88]. Minh chứng cho điều này đợc thể hiện qua một số sáng tác gần đây của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phơng, Thuận, Hồ Anh Thái, v.v. Đọc tác phẩm của những tác giả này, ngời ta chỉ có thể cảm nhận mà không thể kể lại đợc.

Về phơng diện nghệ thuật tổ chức cốt truyện, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Hồ Anh Thái đã có những thay đổi về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, điều này đa đến sự đa dạng trong lối viết. Khảo sát tập Nói bằng lời của mình, căn cứ vào những nét nổi trội của cốt truyện chúng tôi nhận thấy ở tác phẩm của anh có sự đa dạng về cốt truyện, và đợc tổ chức ở những dạng sau: cốt truyện sinh hoạt - tâm lý, cốt truyện huyền ảo, cốt truyện dựa tích sử, và cốt truyện phân mảnh.

Một phần của tài liệu Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 108 - 111)