Giọng thiết tha, hào sảng

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 96 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Giọng thiết tha, hào sảng

Với cảm hứng bao trùm là cảm hứng sử thi cho nên giọng ngợi ca thiết tha hào sảng là giọng điệu chủ đạo của nền văn học 1945- 1975. Phùng Quán đã sử dụng giọng điệu này là giọng điệu chính khi viết về đề tài chiến tranh và người lính Cách mạng. Ông trực tiếp ngợi ca Cách mạng, dân tộc, nhân dân Thừa Thiên Huế trong những ngày kháng chiến chống Pháp: “Chưa lúc nào quân dân Thừa Thiên lại

sôi sục quyết tâm tiêu diệt giặc như lúc này. Từ các miền quê trong tỉnh, trai gái trẻ già, cả các cụ, cả con nít, ngày đêm rầm rập kéo về Huế. Họ tìm đến gặp các cấp chỉ huy, nằng nặc đòi được ra trận. Họ tình nguyện được làm đội viên quyết tử, lấy mạng mình đổi mạng giặc. Cấp chỉ huy không đồng ý là họ làm ầm lên: “ Cụ Hồ đã kêu gọi “ thà chết không quay lại đời nô lệ!”. Rứa mà các anh lại ngăn trở không cho bày tui “ thà chết”, bày tui kiện ra thấu Cụ Hồ cho coi!”. Phùng Quán đã ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân dân Thừa Thiên. Từ già trẻ, gái trai, đều xung phong ra trận bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì cuộc sống tự do, vì niềm tin của họ đối với Đảng và Bác Hồ.

Giọng ngợi ca thiết tha, hào sảng chúng ta còn bất gặp khi nhà văn miêu tả các chiến sĩ nhỏ tuổi khi đang làm nhiệm vụ hay đang trong lúc chiến đấu: “Khoảng 3 giờ chiều, Vệ-to-đầu trong cái biển lửa và khói dọc ven sông, cưỡi con ngựa đen như đã bị lửa nung thành than, phi về phía ngôi nhà Ban chỉ huy mặt trận đóng. Chỉ cần nhìn em cũng đủ biết công tác liên lạc ở Mặt trận phía Nam này vất vả biết chừng nào…Suốt ngày hôm nay, hầu như không mấy lúc em rời khỏi lưng ngựa. Mỗi ngày em phải phi ngựa không biết bao nhiêu lần dọc tuyến lửa đạn bời bời, để truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu của chỉ huy trưởng đến các đơn vị và lấy tin tức từ các đơn vị về báo cáo với chỉ huy trưởng”. Với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi như vậy, nhà văn đã dành một đoạn văn thể hiện niềm cảm phục, ngưỡng mộ của mình đối với cậu bé vốn lớn lên từ rạp xiếc đã sẵn sàng tham gia kháng chiến này “Nếu không có sự nhanh nhẹn lạ kỳ, sức dẻo dai hiếm có và lòng gan dạ đến liều lĩnh của một diễn viên xiếc chuyên nghề nhào lộn thì chắc em khó mà đảm đương nổi nhiệm vụ”. Ông còn ngợi ca tài năng của các chiến sĩ nhỏ tuổi trên mặt trận: “Ngoài môn cờ tín hiệu, Hiền còn khá giỏi về môn bản đồ. Em sử dụng bản đồ thành thạo không kém gì một sĩ quan tham mưu. Trước ngày Huế nổ súng, em đã được học và làm việc tại Ban Họa Đồ của trung đoàn”. Trong những ngày kháng chiến gian khổ, bên cạnh những người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ còn có một đội ngũ các thiếu nhiên nhỏ tuổi sẵn sàng hi sinh khi Tổ quốc cần; giống như Vệ-to-

đầu lao mình trong lửa đạn để đưa bằng được tin tức về báo cáo lại cho đội trưởng. Chỉ bằng sự quyết tâm hết mình ấy cũng đủ nói lên tinh thần chiến đấu không mệt mỏi của em trên mặt trận. Hay như em Hiền, ngoài việc chiến đấu, Hiền cũng đang cố gắng học hỏi thêm để hiểu biết hơn về môn bản đồ để rồi trong những tình huống khẩn cấp em sẽ giúp được gì cho kháng chiến.

Trong Vượt Côn Đảo khi miêu tả lại chiến công của các nhân vật, lời kể của người kể chuyện đầy hả hê sung sướng, xen lẫn ngợi ca: trong trận chống càn ở đồng bằng Bắc bộ, đơn vị Bằng bị bao vây, tiểu đội của anh bị thương vong gần hết “Bằng với một trung liên cầm cự với một đại đội địch cho đơn vị rút lui. Sau gần một tiếng đồng hồ ác chiến. Bằng hết đạn. Giặc xung phong đến sát bờ hào. Bằng tháo nòng trung liên, nhảy lên bờ, quật nát đầu một thằng đội Tây, mới chịu để chúng bắt”. Hành động dũng cảm của Bằng đã chứng minh cho tinh thần chiến đấu anh dũng của anh. Mặc dù, biết mình trong tình thế không thể chống cự, không thể thoát thân nhưng Bằng cũng quyết tâm giết được kẻ thù dù chỉ một tên để cho chúng khiếp sợ tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của quân đội ta.

Đặc biệt là trước sự hi sinh anh dũng của em Vịnh-sưa, thuộc tổ tình báo của trung đoàn Trần Cao Vân, tác giả đã nhập thân vào nhân vật Trung đoàn trưởng để bộc lộ sự cảm phục, ngưỡng vọng sự hi sinh anh dũng đáng tự hào: “Các đồng chí! Đứa em trai thân yêu, người đồng đội nhỏ tuổi của chúng ta đã hi sinh nhưng hiện vẫn còn đứng sững trên đầu bọn giặc nước! Em đứng để làm chuẩn cho các đồng chí bắn trúng, và để nhìn chúng ta chiến đấu”. Và niềm tự hào ấy còn được nhà văn thể hiện qua giọng kể và sự tôn vinh nhân vật Vịnh- sưa trong những ngày chiến đấu sau này của quân ta và em dường như sống mãi trong lòng mỗi chiến sĩ nhỏ tuổi trên mặt trận Thừa Thiên Huế: “Rồi bao nhiêu đức tính tốt đẹp nhất mà trí tưởng tượng phong phú của các em có thể nghĩ ra được, các em đều đem gán cho Vịnh. Cứ như vậy, cuộc đời “chú- thợ- súng” mỗi ngày càng đi xa hơn cuộc đời thực, và dần biến thành một nhân vật truyền thuyết của thành Huế”. Trong những ngày chiến đấu gay go quyết liệt ấy còn biết bao cậu bé anh dũng như Vinh-sưa,

nhưng sự hi sinh anh dũng của cậu bé này sẽ là niềm động viên khích lệ các em khác mạnh mẽ hơn, anh dũng hơn, sẵn sàng hi sinh cuộc sống cá nhân vì cuộc sống độc lập ngày mai.

Khi kháng chiến thắng lợi, người chiến sĩ Cách mạng không thể quên những người khác đã hi sinh để họ có được cuộc sống như ngày nay, được tự do, được gặp lại người thân, bạn bè. Phùng Quán đã dành những trang văn thấm đẫm nước mắt xen lẫn niềm tự hào của những người chiến sĩ để tưởng nhớ đến sự hi sinh của đồng đội mình: “Tàu nhổ neo mũi tàu hướng về mũi Cà Mau. Anh em bỗng nao nao nhớ đến những đồng chí hi sinh trên biển cả năm kia. Tất cả đứng lên bong tàu, nhìn xuống bể, hàng triệu đợt sóng rập rờn như cánh tay của anh Cả đang vẫy chào anh em (…). Lúc anh sống đã dắt dìu anh em qua những đoạn đường đấu tranh gay go nhất, không có anh, phong trào toàn đảo đâu được như ngày hôm nay(…). Lúc anh chết, lời trăng trối của anh trở thành một phương châm chiến đấu. Gặp khó khăn nhớ đến lời của anh, khó khăn như bớt đi một phần. 123 anh em cúi đầu nhìn xuống bể, và thấy dưới màu xanh, không đáy này, đôi mắt hiền từ của anh Cả nhìn lên sung sướng mỉm cười: “Các đồng chí thật xứng đáng là cán bộ quân đội Cách mạng. Bước đường đấu tranh hòa bình còn gay go, các đồng chí dũng cảm lên hơn nữa. Tôi vẫn ở cạnh các đồng chí”. Cuộc chiến tranh nào mà chẳng có mất mát đau thương, có niềm vui đoàn tụ. Nhưng khi có được niềm vui ấy thì những người còn sống lại càng phải trân trọng cuộc sống này, và càng biết ơn sự hi sinh quên mình của những người đã ngã xuống. Trong chuyến Vượt Côn Đảo để trở về đất liền biết bao chiến sĩ đã hi sinh anh dũng nơi bể khơi, Phùng Quán đã dành những trang viết đầy xúc động và tự hào thể hiện sự thương tiếc nhưng cũng đầy cảm phục những người chiến sĩ ấy.

Như vậy nhờ có giọng điệu thiết tha hào sảng mà tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nếu không có chất giọng này chắc hẳn chân dung những người chiến sĩ Cách mạng sẽ không có sức sống lâu dài đến như vậy. Họ hiện lên đẹp từ cử chỉ, phát ngôn và

cả hành động. Phùng Quán đã gửi gắm niềm tự hào của mình đến những chiến sĩ Cách mạng, cũng là những đồng đội của ông một thủa.

Tiểu kết

Như vậy, tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán đã chi phối rất nhiều đến cách kết cấu cốt truyện cũng như ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm. Ở đề tài về Côn Đảo, ông chỉ tập trung vào sự kiện tù nhân Côn Đảo đóng tàu vượt ngục. Và cuộc kháng chiến chống Pháp ở Thừa Thiên Huế với biết bao sự kiện nhưng ông chỉ tập trung khai thác những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của nhân vật trong tác phẩm. Điều đáng chú ý ở tiểu thuyết Phùng Quán là ông đã đặt vị trí của mình vào nhân vật để suy nghĩ, cảm xúc và phát ngôn chính vì thế mà nhân vật của ông vừa có diện mạo riêng vừa có chiều sâu nội tâm qua lời đánh giá chủ quan. Hướng vận động của cốt truyện trong Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội là từ hiện tại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hi sinh đến niềm vui chiến thắng. Nhân vật luôn tin tưởng vào lý tưởng mà mình đã chọn.Qua Vượt Côn

Đảo và Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã đem lại cho bạn đọc một khám phá mới mẻ

về sự kết hợp hài hòa và đầy ấn tượng giữa ngôn ngữ đại chúng, ngôn ngữ chính trị và ngôn ngữ giàu chất thơ. Cuộc chiến tranh nào mà chẳng có mất mát đau thương, có niềm vui đoàn tụ…cho nên tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giọng kể tả, thủ thỉ chân mộc, giọng ngợi ca thiết tha hào sảng và giọng trữ tình sâu lắng.

KẾT LUẬN

1. Trong nền văn học 1945-1975, hiếm có nhà văn nào lại có nhiều huyền thoại như Phùng Quán. Huyền thoại từ cuộc đời đến sáng tác. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một cây bút lắm gian nan thăng trầm. Có lúc tưởng như đạt đến đỉnh cao của vinh quang; đó là khi ông mới 22 tuổi- ông đã ký 3000 cuốn sách gửi cho đồng bào miền Nam. Có lúc cuộc đời ông lại vô cùng gian nan, cơ cực vì ông tham gia Nhân văn - Giai phẩm. Trong quãng thời gian này ông tự trào là “cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Thời gian đã minh chứng cho tấm lòng của Phùng Quán đối với Đảng và Cách mạng trước sau không thay đổi. Bằng chứng hùng hồn nhất là 32 năm sau sự kiện Nhân văn - Giai phẩm, ông đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ

dữ dội gần 800 trang, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Tác phẩm được lấy

cảm hứng từ chính quãng đời niên thiếu của ông, chú bé trinh sát Phùng Quán và những người đồng đội nhỏ tuổi anh hùng.

2. Phùng Quán sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc đã thôi thúc ông vào quân đội và trở thành lính trinh sát khi mới 14 tuổi. Chính bản thân ông là một nhân chứng sống trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những câu chuyện về các chiến sĩ Cách mạng đã hằn sâu trong tâm trí ông. Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội là hai tác phẩm mà Phùng Quán đã thai nghén và viết nên trong giai đoạn lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc nên mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đọc hai tác phẩm này chúng ta như thấy hiện lên trước mắt mình là thời kháng chiến lớn lao của dân tộc. Nhân vật chính trong hai cuốn tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội là những người anh hùng. Họ có lý tưởng và hoài bão đẹp đẽ, có động lực đi theo Cách mạng. Họ hiện lên đẹp từ cử chỉ đến hành động và phát ngôn. Phùng Quán nhìn họ với một cái nhìn ngưỡng vọng, trân trọng và nâng niu.

3. Mặc dù đều được bao trùm bởi nhãn quan sử thi của nhà văn song giữa

Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, vẫn có những khác biệt dễ nhận thấy. Ở Vượt Côn Đảo cách kể chuyện, cách viết còn sơ lược, cốt truyện không khỏi giản đơn,

tâm lý nhân vật chưa khắc họa sâu sắc đúng mức, một số trang viết còn mang tính công thức, minh họa. Sở dĩ vậy là do ở Vượt Côn Đảo tác giả sử dụng vốn sống gián tiếp, đây lại là tác phẩm đầu tay của ông. Mặc dù có những nhược điểm nhất định, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận giá trị của Vượt Côn Đảo. Trong suốt một thời gian dài thời kháng chiến, nó đã từng là người bạn theo các chiến sĩ trên mặt trận, là “cuốn sách gối đầu giường” của họ. Còn đến Tuổi thơ dữ dội, tác

giả lấy cảm hứng từ chính cuộc đời mình với biết bao sự trải nghiệm trên đường đời sớm chông gai, cơ cực. Ở một tay nghề đã đến độ chín, ngôn ngữ, bút pháp cũng như nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết này đã có những tiến bộ vượt bậc.

4. Có lẽ không phải bây giờ mà còn lâu về sau, chiến tranh vẫn là một đề tài lớn, một kho chất liệu không thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong kí ức của con người. Sau những gì đã được viết trước 1975, với âm hưởng hào hùng và qui mô sử thi, cuộc sống và số phận con người gắn với số phận dân tộc vẫn được viết tiếp trong mọi khoảng lùi thời gian. Bởi thế mà những trang văn của Phùng Quán cho đến ngày nay, bất chấp những biến động thời cuộc, vẫn mang lại những giá trị lịch sử - thẩm mĩ thực sự có ý nghĩa với độc giả hôm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm

định, Nxb Khoa học Xã hội.

2. Lại Nguyên Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua”, Văn học, (1).

3. Lại Nguyên Ân (1994), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch, 1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Văn học, (4).

7. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới

căn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Châu (1987), “Người lính chiến tranh và nhà văn”, Văn

nghệ Quân đội, (1).

9. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Văn nghệ, (49-50).

10. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội.

11. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ, TPHCM.

12. Phan Cự Đệ (1976), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

14. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Điệp biên soạn (2005), Tuyển tập Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục.

17. Hà Minh Đức (1990), “Những chặng đường phát triển của văn xuôi Cách mạng”, Văn nghệ, (27).

18. Hà Minh Đức chủ biên (1999), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức chủ biên (1999), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện văn học, Hà Nội.

20. Phạm Văn Đồng (1969), Tổ quốc ta, nhân dân ta, Sự nghiệp ta và người

nghệ sĩ, Nxb Văn học.

21. Hồ Thế Hà (1988), Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hoá, Huế.

22. Hê ghen (Phan Ngọc dịch, 1999), Mỹ học, Nxb Văn học.

23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1992), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w