Nghĩa của tiểu thuyết Phùng Quán từ điểm nhìn hiện tại

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.3.nghĩa của tiểu thuyết Phùng Quán từ điểm nhìn hiện tại

Từ sau 1975, trong văn học Việt Nam, đã có sự khởi sắc của văn xuôi, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế của mình trong cách nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển. Ở những năm tiền đổi mới (1975-1985), tiểu thuyết vẫn theo đà quay “quán tính” nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trong một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật của nhiều nhà văn. Tuy nhiên sau thời kỳ Đổi mới, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã mạnh mẽ chuyển hướng từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự. Chính vì vậy, việc tiểu thuyết đề tài chiến tranh hôm nay đi vào các ngõ ngách, những góc khuất, số phận bi kịch đời tư là một lẽ tất yếu. Nền văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng ở thời hậu chiến không dừng lại ở phản ánh sự kiện mà chủ yếu đi sâu khám phá những biểu hiện tâm hồn, tính cách, sức sống của con người qua những số phận khác nhau. Lúc này con người hiện lên trong văn học không chỉ là con người của cộng đồng nữa mà còn là con người cá nhân. Đó là con người - tiểu vũ trụ với những tính cách riêng không đơn giản một chiều. Các nhà văn đã đi sâu, len lỏi vào bề sâu tâm

lý nhân vật trong những mối giằng xé, dồn chứa của biết bao cảm xúc. Tiểu thuyết hôm nay đã khắc phục được sự phản ánh đơn giản một chiều một thời trong tiểu thuyết ở việc khắc hoạ chân dung hình tượng người lính. Nói một cách khác, người lính trong tiểu thuyết thời hậu chiến được khai thác ở mọi khía cạnh, mọi trạng thái tư tưởng tình cảm, phản ánh một cách toàn diện cả phần NGƯỜI và phần CON.

Tuy nhiên, có lẽ không phải bây giờ mà còn lâu về sau, chiến tranh vẫn là một đề tài lớn, một kho chất liệu không thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong kí ức của con người. Bởi có dân tộc nào trên thế giới trong thế kỷ XX vừa qua, phải sống trong chiến tranh và trong khí hậu của chiến tranh gần suốt 40 năm (từ đầu 1940 đến hết 1970) như dân tộc Việt Nam? Và các vấn đề của chiến tranh với sự tàn phá và các di hại của nó thì biết đến bao giờ cho hết được! Điều dễ hiểu: sau những gì đã được viết trước 1975, với âm hưởng hào hùng và qui mô sử thi, cuộc sống và số phận con người gắn với số phận dân tộc vẫn cần được viết tiếp trong mọi khoảng lùi thời gian. Với thế hệ hôm nay, không được chứng kiến không khí đau thương và hào hùng của dân tộc một thời đã qua nhưng nhờ những trang văn như Vượt Côn

Đảo và Tuổi thơ dữ dội chúng ta như được thấy không khí ấy như đang diễn ra

trước mắt mình, thỏa mãn sự khám phá của mình. Lâu nay người ta chỉ biết đến địa danh Côn Đảo là nơi biết bao tù nhân chính trị của ta bị đầy đọa thì qua trang văn

Vượt Côn Đảo - mảnh đất ấy còn hằn sâu nỗi đau và sự hi sinh anh dũng của những

chiến sĩ Cách mạng ta. Huế- một xứ đẹp và thơ mộng, với những cô thiếu nữ mặc áo dài thướt tha ủy mị thì qua trang văn của Phùng Quán, chúng ta còn bắt gặp chân dung những con người anh hùng và cá nhân anh hùng sinh ra từ Cách mạng và kháng chiến ở mảnh đất Huế thơ mộng ấy. Họ đã chiến đấu quyết liệt và hi sinh cũng vô cùng anh dũng. Những vẻ đẹp bi tráng và lí tưởng ấy gắn liền với một thời đại anh hùng, nó phản ánh một giai đoạn hiện thực lịch sử chân thực và dữ dội của dân tộc, đồng thời nó cũng thể hiện cái khát vọng nhân văn muôn đời của con người là hướng đến những giá trị tinh thần tuyệt đối, cao cả.

Chính vì thế mà những trang văn của Phùng Quán, vượt lên những thăng trầm, biến động thời cuộc, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là những trang văn giàu cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Người ta vẫn đọc nó với một niềm say mê tột bậc.

Tiểu kết

Qua Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Từ Vượt Côn Đảo đến Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã chứng minh được tài năng và sức sáng tạo vượt bậc của ông. Vẫn ở đề tài Cách mạng và kháng chiến nhưng từ Vượt Côn Đảo đến Tuổi thơ dữ dội đã có một khoảng cách khá xa về dung lượng tác phẩm cũng như cách khai thác đề tài. Tuổi

thơ dữ dội đã được tác giả nhìn nhận và khai thác mọi vấn đề trong chiều sâu mới,

thực hơn, toàn diện hơn. Sở dĩ, Phùng Quán thành công ở hai tiểu thuyết viết về chiến tranh và cách mạng đến thế bởi vì ông đã sinh ra và lớn lên khi đất nước có chiến tranh và chính bản thân ông đã tự nguyện tham gia cách mạng khi còn là một cậu bé. Ông đã sống hết mình với kháng chiến mặc dù đã có một khoảng thời gian khá dài, đó là hơn 30 năm, ông bị nghi là phản cách mạng và bị tước quyền sáng tác. Nhưng bản chất của một người lính không cho phép ông gục ngã. Với nghị lực sống phi thường, ông vẫn sống và chiến đấu hết mình cho sự nghiệp văn chương. Minh chứng hùng hồn nhất cho bản chất cách mạng, nghị lực sống và sức viết dồi dào là sự thành công của tác phẩm Tuổi thơ dữ dội. Phùng Quán đã gửi tới bạn đọc lời minh oan có giá trị nhất và đồng thời khẳng định được lý tưởng sống trước sau như một của mình.

Chương 2

TÍNH SỬ THI THỂ HIỆN QUA HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG VƯỢT CÔN ĐẢO VÀ TUỔI THƠ DỮ DỘI 2.1. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Phùng Quán

Nhân vật vừa là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, vừa là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Mỗi nhà văn đều có quan niệm riêng về con người nên trong việc xây dựng nhân vật cũng thiết lập một cách riêng. Điều này không chỉ đòi hỏi ở người cầm bút có óc quan sát, nắm bắt, biết nhận lấy những sự việc có ý nghĩa đặc sắc mà còn phải có tấm lòng biết “trải ra với đời”. Công việc của người viết văn là sắp xếp, kết hợp những điều quan sát được, những ấn tượng, những ý nghĩ, tựu trung lại là kinh nghiệm sống của mình thành những hình tượng, những tính cách. Nhân vật mà nhà văn tạo ra sẽ “tỏ ra là những con người thật khi nào anh

ta tìm thấy và nêu lên được ở từng nhân vật những nét cá biệt, độc đáo về ngôn ngữ, cử chỉ, dáng dấp, dung mạo, nụ cười, khóe mắt. Nêu lên được cái đó, nhà văn cho người đọc thấy rõ hơn, nghe rõ hơn những điều mà mình mô tả” [30].

Thế giới nhân vật trong tác phẩm in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn tùy vào sự trải nghiệm cuộc sống, cảm hứng sáng tạo đưa vào tác phẩm của mình loại nhân vật này chứ không phải loại nhân vật kia. Nhân vật là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định; là hình thức nghệ thuật cơ bản, đầu tiên để nhà văn xây dựng thế giới nghệ thuật bằng những hình tượng. Nói tới nhân vật là nói tới “con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [42]. Chẳng có câu chuyện nào thiếu vắng nhân vật. Là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, nhân vật văn học vừa thể hiện cái nhìn của nhà văn về cuộc sống và con người, vừa là nơi kí thác những nỗi niềm, những trăn trở, những ước mơ được biểu đạt ở dạng khái quát nhất. Nói cách khác, nhân vật là linh hồn của người nghệ sĩ. Nhân vật trong văn học là sự kết hợp hài hòa giữa đặc tính cá nhân với những đặc điểm của môi trường sống. Vì tính cách của nhân vật là “sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất sinh lý của họ” [42, 279]. Tính cách nhân vật bao giờ cũng mang tính khái quát, vừa thể hiện yếu tố chủ quan, vừa thể hiện một cách sinh động những qui luật của cuộc sống. Do vậy khi nghiên cứu tác phẩm văn học phải đặt nhân vật vào những bối cảnh lịch sử cụ thể để lí giải sự việc. Mỗi nhân vật là một hiện thân của những tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn muốn thể hiện. Miêu tả con người đó chính là xây dựng nhân vật của nhà văn. Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ la sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách... Vì vậy, nhân vật văn học không hề trùng khít với con người ngoài đời, mặc dù có những hình tượng nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu. Nó là một thực thể sinh động, vân động và phát triển theo những qui luật riêng, tạo nên những bất

ngờ trong nhận thức của người đọc “nó luôn hứa hẹn những điều xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp” [42, 278].

Hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật. Từ cuộc đời bước vào tác phẩm, nhân vật tiểu thuyết đã được bồi đắp thêm những phẩm chất mới, những nguồn sinh lực mới. Mục đích cuối cùng là nhân vật trong tác phẩm phải sinh động hơn, chân thực hơn, thú vị, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là phải điển hình hơn so với nguyên mẫu đời thường. Với ý thức sáng tạo đó, Phùng Quán đã xây dựng nên những nhân vật có một đời sống đầy đặn từ nội tâm đến ngoại hình, từ cảm xúc đến lý trí, từ suy nghĩ đến hành động… Nghĩa là họ có đủ mọi thứ để làm nên một cuộc đời, một thân phận. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Phùng Quán mang một dấu ấn riêng, nó có ngoại hình và đời sống nội tâm riêng. Nhưng nét chung ở những nhân vật này là họ đều vì tập thể, vì Tổ quốc sẵn sàng hi sinh cuộc sống và tính mạng của mình.

2.1.1. Người anh hùng- loại nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Phùng Quán

Chiến tranh là mảnh đất của lòng quả cảm, của nghị lực và mưu trí, của những hành động thể xác phi thường, cho nên người anh hùng là những tấm huân chương, biểu tượng của một cuộc chiến tranh. Thêm vào đó, những hành động anh hùng luôn được nhìn nhận gắn với sự sáng suốt lý trí, với tính mục đích rõ rệt và ở cấp độ cao nhất, nó vươn tới cái cao cả. Sinh ra trong thời buổi đất nước có chiến tranh nên Phùng Quán thấu hiểu hơn ai hết nỗi lòng và khát khao của một người dân muốn đất nước được hòa bình, độc lập. Bản thân Phùng Quán mới 14 tuổi cũng đã hăng hái góp sức mình vào việc bảo vệ Tổ quốc. Ông tình nguyện tham gia Vệ Quốc Đoàn. Sự hi sinh quên mình của những người chiến sĩ Cách mạng đã luôn ám ảnh trong tâm trí ông. Đó cũng chính là nguồn tư liệu quí giá để ông viết về họ. Người anh hùng, chính là nhân vật nổi bật trong hai tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và

Lịch sử văn học, nhìn theo một góc độ nào đó là lịch sử của những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Văn học giai đoạn 1945-1975, quan niệm con người là con người lịch sử, con người cộng đồng. Những năm tháng chiến tranh kéo cuốn theo tất cả mọi mặt của đời sống vào vòng xoáy của nó. Nằm trong sự chi phối ấy, văn học buộc phải trở thành một thứ “vũ khí” đấu tranh, và là một vũ khí rất lợi hại. Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng, những hình tượng được xây dựng trong văn học Cách mạng hầu hết mang tính chất sử thi và dấu ấn của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Con người trong văn học kháng chiến là con người của cộng đồng. Con người như là một sản phẩm hoàn hảo của hiện thực Cách mạng. Nhà văn thông qua con người để biểu hiện lịch sử, con người trở thành phương tiện khám phá lịch sử. Sự ưu tiên cho lịch sử, cho cộng đồng là phù hợp với yêu cầu Cách mạng và tâm lí thời đại. “Con đường giải quyết mọi bi kịch, mọi vướng mắc cá nhân là hướng về Cách mạng, về cộng đồng”. Sống và sáng tác trong giai đoạn lịch sử này, Phùng Quán cũng như các nhà văn cùng thời, chịu ảnh hưởng của xu hướng sáng tác theo cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Tính sử thi chi phối sâu sắc đến việc xây dựng và thể hiện những nhân vật sử thi trong tác phẩm của ông.

Tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán còn được biểu hiện ở cách xây dựng chân dung tập thể anh hùng và cá nhân anh hùng. Họ là những người chiến sĩ Cách mạng kiên trung, bất khuất, dám hi sinh cuộc đời mình vì nghĩa lớn, để lập nên những chiến công góp vào sự nghiệp chung của Cách mạng dân tộc. Những anh hùng được nói tới đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc.

Ở Vượt Côn Đảo là chân dung một tập thể anh hùng đa dạng về lứa tuổi. Họ xuất thân từ những vùng miền khác nhau và hầu như đều bị bắt khi đang làm nhiệm vụ: Chức là cán bộ thông tin tuyên truyền huyện, hát rất hay, làm ca dao, và bích báo rất nhanh; Bằng là chiến sĩ một dơn vị chủ lực, bị bắt đầu năm 1950 trong một trận chống càn ở đồng bằng Bắc bộ; Bổn là trung đội phó của bộ đội địa phương,

Bổn vui tính, chắc chắn chứ không xốc nổi như Bằng; Lão Học trước kia hồi còn pháp thuộc, làm nghề đưa đò ngang ở một bờ sông vắng, lão không cha không mẹ, không vợ không con, sống một thân một mình dưới gốc thông ở bến đò…Cách mạng tháng tám rồi toàn quốc kháng chiến, bến đò của lão giặc xây lô cốt, lão đem đò đến một khúc sông khác, đêm chở cán bộ du kích sang sông hoạt động, dần dần lão được đoàn thể giáo dục, giác ngộ, lão trở thành một giao thông viên đắc lực của huyện; Thê là xã đội trưởng một làng ven bờ bể bị bắt năm 1950; Du là một chiến sĩ tự vệ thành Hải Phòng, 5-1950 khi anh đi điều tra địa hình để chuẩn bị chiến trường làm lễ sinh nhật Bác, giặc đã phục kích bắt anh.

Ở Tuổi thơ dữ dội, tác giả đi sâu vào những bão táp của cuộc đấu tranh Cách mạng của nhân dân thành phố Huế. Và những cơn phong ba của đấu tranh ở chiến khu Hòa Mỹ trong những ngày kháng chiến chống Pháp để làm rõ lên hình tượng nhân vật của tác phẩm. Ông đã xây dựng được nhiều nhân vật anh hùng chịu sự tác động mạnh mẽ của không khí thời đại Cách mạng. Họ được nhà văn thể hiện rất đẹp đẽ: có động lực đi theo Cách mạng, có bản chất tốt đẹp, tình cảm trong sáng. Như Mừng, Vịnh - sưa, Quỳnh, Lượm, Tư - dát là những thiếu niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Huế. Mỗi gương mặt anh hùng đều có nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, chung thực, một lòng một dạ đi theo Cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Tất cả họ đều thi nhau lập

Một phần của tài liệu Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 44)