7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Tổ chức điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Từ lâu, các nghệ sĩ bậc thầy và các nhà phê bình đã lưu ý tới vai trò của điểm nhìn trong kết cấu. Bêlinxki đã từng nói rằng, khi đứng trước một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần quá hay xa quá, lệch về phía bên phải hay bên trái quá thì cũng sẽ làm cho phong cảnh mất vẻ toàn vẹn, hoàn mĩ. Tác giả Trần Đình Sử so sánh điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính camera dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Như vậy, điểm nhìn là một
phạm trù quan trong của thi pháp học hiện đại. Nó là vị trí mà người kể chuyện hoặc nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực.
Xét về trường nhìn trần thuật, tức là điểm nhìn bao quát cái phần thế giới được nhìn từ một chỗ đứng nào đó, có thể chia làm hai loại: “trường nhìn tác giả” và “trường nhìn nhân vật”. Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật. Điểm nhìn bên ngoài giúp nhà văn tái hiện lại diện mạo bên ngoài, hành động, cử chỉ của hình tượng nhân vật.
Trong tiểu thuyết của Phùng Quán, tác giả sử dụng chủ yếu điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên ngoài giúp tác giả có cái nhìn bao quát về nhân vật của mình. Bởi mỗi nhân vật sẽ hiện lên với một hình dáng bên ngoài riêng không ai lẫn với ai. Ngay ở điểm nhìn bên ngoài tác giả cũng có cách chuyển điểm nhìn rất ấn tượng. Việc chuyển điểm nhìn trần thuật làm cho hình tượng người anh hùng trở nên thân thiết trìu mến. Tuy nhiên để nhân vật có chiều sâu nội tâm, Phùng Quán đã kết hợp việc miêu tả nhân vật với việc đánh giá và thể hiện quan điểm của mình bằng cách đặt mình vào vị trí của nhân vật để hiểu được tâm tư, nguyện vọng, cũng như tâm lý nhân vật ở từng lứa tuổi khác nhau. Khi viết về những thiếu niên anh hùng sinh ra từ kháng chiến, cách viết của Phùng Quán rất có chiều sâu. Dường như ông đã đặt mình vào lứa tuổi ấy để hiểu được cách nghĩ và cách nói của chúng vừa ngây thơ, hồn nhiên vừa ra dáng những người từng trải. Khi viết về những người lính đang nằm ở gianh giới giữa sự sống và cái chết ngòi bút của ông tỏ ra rất am hiểu họ. Ông đã đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu nỗi lo lắng nhưng xen lẫn sự quyết tâm hi sinh của mỗi người lính ấy. Như vậy việc kết hợp hài hòa giữ điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài cho phép nhà văn Phùng Quán có thể khám phá, chiêm nghiệm về con người một cách đa diện hơn.